Twitter "không còn tồn tại" sau khi Elon Musk sáp nhập vào công ty X

Việc sáp nhập Twitter vào công ty X là một phần trong kế hoạch phát triển siêu ứng dụng "X" tương tự WeChat của Elon Musk.

Twitter chính thức bị "xoá sổ" không còn là công ty độc lập khi mà mới đây, Elon Musk đã chính thức sáp nhập nền tảng vào X Corp, một công ty vừa được tỷ phú gốc Nam Phi thành lập vào ngày 9/3. 

Thông tin trên được đề cập trong hồ sơ trình lên tòa án California ngày 4/4 trong vụ kiện chống lại nhà sáng lập và cựu giám đốc điều hành công ty của nhà hoạt động Laura Loomer, Jack Dorsey. 

Twitter "không còn tồn tại" sau khi Elon Musk sáp nhập vào công ty X

Theo tài liệu, sự thay đổi đã được thực hiện kể từ tháng 4 năm 2022, khi Musk đưa ra lời đề nghị trị giá 44 tỷ USD cho Twitter. Khi đó, Musk đã đăng ký X Holdings I, II và III ở bang Delaware để mua lại nền tảng truyền thông xã hội này. X Holdings II sẽ hợp nhất với Twitter, trong khi III sẽ nhận khoản vay để tài trợ cho việc mua bán trong khi Holdings I sẽ trao cho Musk quyền kiểm soát quyền sở hữu.

Tuy nhiên, kể từ ngày 9 tháng 3 năm nay, Musk hiện đã đăng ký hai doanh nghiệp tại bang Nevada là X Holdings Corp và X Corp., sau đó sáp nhập X Holdings I với X Holdings Corp và Twitter với X Corp. 

Mới đây, Musk đăng thông điệp "X" lên trang cá nhân nhưng không đưa thêm bất kỳ thông tin gì. Trước đó, Musk đã thay đổi biển hiệu công ty thành "Titter", đồng thời cho người sơn lên ký tự "w" trên biển hiệu Twitter. Thậm chí, logo "Chim xanh" cũng biến mất khỏi ứng dụng và được thay thế bằng logo đồng Dogecoin. 

Twitter "không còn tồn tại" sau khi Elon Musk sáp nhập vào công ty X

Musk từng nói rằng ông dự định tạo ra một siêu ứng dụng có tên là X, tương tự như WeChat ở Trung Quốc được sử dụng trong mọi thứ từ nhắn tin cho đến thanh toán, đặt vé sự kiện. Có lẽ, việc sáp nhập Twitter vào X Corp có trong phần kế hoạch trên. 

Những tranh cãi xung quanh nền tảng mạng xã hội này đã nổ ra kể từ khi Elon Musk sở hữu nó vào tháng 10 năm 2022. Sau khi tiếp quản Twitter, tỷ phú gốc Nam Phi liên tục có những động thái gây tranh cãi từ người dùng và các nhà quảng cáo buộc phải ngưng hợp tác. Gần đây, Musk cũng thừa nhận mạng xã hội của ông giờ đây có giá trị thấp hơn một nửa, khoảng 20 tỷ USD so với những gì ông đã bỏ ra để mua công ty vào năm ngoái. 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Cánh Cửa Cứu Mạng Rose Trong Tác Phẩm Kinh Điển Titanic Được Bán Đấu Giá Với Mức Tiền Khủng

Cánh Cửa Cứu Mạng Rose Trong Tác Phẩm Kinh Điển Titanic Được Bán Đấu Giá Với Mức Tiền Khủng

Nguyễn Võ Bảo PhươngQuỳnh

Bom tấn Titanic của James Cameron trở thành 1 phần của lịch sử điện ảnh với những tác động to lớn trong đời sống văn hóa của công chúng. Giờ đây, cánh cửa trong phân cảnh kinh điển cuối phim đã được đem ra đấu giá với mức tiền khổng lồ. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang