Cơn sốt Battle Pass làm người ta quên đi một sự kiện tuyệt vời vừa kết thúc Epicenter: Moscow. Rất nhiều thứ mà giải đấu đem lại có thể trở thành tiêu chuẩn về cách thức tổ chức giải đấu trong tương lai.
Delay
Như một lẽ truyền thống, delay là một điều không thể thiếu và được coi như mặc định của các giải LAN, thậm chí cả TI. Vấn đề duy nhất là độ delay đến bao nhiêu và game thủ có đủ kiên nhẫn để chịu đựng điều đó không. Kinh hoàng gần đây nhất có lẽ là Shanghai Major, giải đấu đáng ghi nhớ vào lịch sử Dota về độ “thảm họa” tất cả các mặt về công tác tổ chức.
Epicenter - với việc đã tuyên bố sẽ dạy cho người Tàu cách tổ chức một giải đấu lớn - được kỳ vọng ít nhất tình trạng delay sẽ không quá tù và chấp nhận được.
Ngày thi đấu đầu tiên, theo lịch là 2h chiều bắt đầu đánh. Theo thường lệ bao năm qua, rất nhiều thanh niên Việt Nam ta đi ngủ trưa đặt báo thức 2h30 dậy xem giải cho thoải mái đầu óc. Và khi bật stream lên thì: WTF, sao đánh được nửa tiếng rồi!. Vâng, một giải LAN thi đấu đúng giờ theo lịch. Điều này hoàn toàn có thể coi là kỳ tích hoặc lịch sử của Dota 2 đó.
Epicenter có thể tạo thành một tiền lệ tốt cho các giải sau này về cách setup thời gian bởi dù người xem có thể chấp nhận delay không có nghĩa là họ thích điều này. Chính vì vậy mà việc các trận đấu diễn ra đúng giờ là một ấn tượng vô cùng tốt đối với khán giả và cả game thủ thi đấu.
Good, very good.
Chăm sóc game thủ
Có lẽ không cần nhắc lại “thảm kịch Shanghai” mà nạn nhân nổi tiếng nhất là cái bàn phím của Ramzes cùng Totoro của EE-sama nữa. Suốt thời gian diễn ra giải đấu, ta không hề thấy bất kỳ lời phàn nàn nào về công tác phục vụ của ban tổ chức Epicenter từ xe đưa đón, khách sạn cho đến phòng nghỉ ngơi giữa game của các game thủ - điều từ trước đến nay chỉ có ở các kỳ TI, thậm chí Major cũng chưa đạt đến mức độ này. Tất nhiên là công rất lớn từ độ chịu chi của những người đứng sau nhưng một phần không thể phủ nhận là từ tinh thần, ý thức thái độ người dân Moscow. Vẫn biết Dota 2 làm trùm ở CIS nhưng các game thủ được chăm sóc tận tình đến mức này vẫn làm người ta ngạc nhiên.
Có ai nhớ phòng VIP nghỉ ngơi tại Shanghai không?
Khu vực thi đấu
Nếu các bạn từng cảm thấy mãn nhãn khi ý tưởng bố trí sân thi đấu theo map ở TI 5 xuất hiện và trở thành khuôn mẫu tại 2 kỳ Major trước kia thì Epicenter đưa bạn về một cách bố trí sân khấu cổ điển hơn với màn hình chính ở giữa và 2 phòng thi đấu 2 bên. Nhưng ban tổ chức đã chứng minh cổ điển vẫn có cái hay của nó. Mô hình Roshan khổng lồ kết hợp cùng cách bố trí khu vực thi đấu cho ta cái nhìn trực quan đến cả 2 team đồng thời vẫn không mất đi sự ấn tượng cần có. Công nghệ hình ảnh được áp dụng cho ta trải nghiệm tuyệt vời theo từng diễn biến trong trận. Cổ điển nhưng không thua kém bất kỳ ai.
Classic.
Những trải nghiệm ngoài lề
Sự thú vị của những giải đấu không chỉ nằm ở sự kiện chính mà còn nằm ở các sự kiện ngoài lề nữa và Epicenter đã thực hiện điều này một cách tốt nhất. Trước giải đấu là việc hé lộ các thước phim chưa công bố về siêu phầm Warcraft cũng như phỏng vấn trực tiếp đạo diễn bộ phim. Đây là một trải nghiệm thú vị dành cho game thủ khi lần đầu tiên họ biết được những câu chuyện cụ thể về bộ phim trước khi nó ra mắt.
Ngoài ra, ban tổ chức cũng có sự bất ngờ nhỏ khi sẽ tặng một món quà cho Miracle đạt mốc 9K MMR. Và món quà nhỏ đó thực sự vô cùng thú vị.
Chưa kể đến những sự kiện thường có ở bao giải Dota khác như cosplay, xin chữ kỹ chụp ảnh và những người Nga đã làm điều này một cách rất tuyệt vời.
Intro giải đấu.
Chốt, thứ tốn nhiều giấy mực nhất của Epicenter, đến TI cũng chỉ có như thế này mà thôi.
Con Roshan chất nhất quả đất luôn.