So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn

Đều cùng là thể loại Auto Chess từ một mod trong Dota 2 phát triển thành, hãy cùng so sánh những điểm khác biệt rất lớn giữa Đấu Trường Chân Lý vs Dota Underlords để có thể tìm ra tựa game phù hợp với mình nhé.

So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn

Trận chiến giành "lãnh thổ" Auto Chess giữa Đấu Trường Công Lý (Teamfight Tactics - TFT) từ Riot Games (LMHT) và Dota Underlords (DU) của Valve (Dota 2) đang ngày càng lớn hơn bao giờ hết khi cả hai tựa game đều đã ra mắt chính thức (dù chỉ mới là Beta và còn đang chỉnh sửa rất nhiều). Không đưa Drodo Game vào cuộc chiến này (với Auto Chess Mobile), TFT và DU thực tế có rất rất nhiều điểm khác nhau về mọi mặt dù đều là game về "cờ nhân phẩm tự động".

Hãy cùng điểm qua từng đặc điểm của cả 2 game để xem chúng khác nhau như thế nào nhé. Lưu ý rằng chúng ta chỉ bàn đến các yếu tố có ảnh hưởng đến gameplay và chiến thuật chơi, do đó các khác biệt về game hay màu sắc, thiết kế game sẽ không được nhắc tới nhé.

Số lượng và chất Tướng/Hero

Dota Underlords hiện tại đang có 60 Hero và Đấu Trường Chân Lý hiện tại đang có 50 Tướng, cả hai đều đang cập nhật thêm tướng mới trong tương lai. Mỗi game đều cho phép bạn đặt khoảng 10 đơn vị trên bàn cờ của mình, có thể đạt đến mức 11 nếu có trang bị đặc biệt (ở cả 2 game).

So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn 2

Trong đó, số quân theo chất tướng (1 vàng - 5 vàng) ở mỗi game đều khác nhau. Ví dụ Dota Underlords đang có 14 tướng common, trong khi Đấu Trường Chân Lý chỉ có 6, từ đó game thủ Đấu Trường Chân Lý sẽ có tỉ lệ gặp lại tướng đó cao hơn so với Dota Underlords, và tỉ lệ này còn khác biệt hơn theo Round đấu và các chất tướng khác.

So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn 3

Điều này cũng khiến 2 game có tốc độ chơi và chiến thuật khác nhau. Dota Underlords sẽ có nhiều thời gian hơn để trữ vàng và tìm quân dưới 3 Vàng, trong khi Đấu Trường Chân Lý sẽ phải lên cấp nhanh hơn để tìm các quân cao cấp hơn khi số lượng tướng ít hơn ở cấp thấp và giành giựt nhau quá nhiều.

Hệ, Tộc và các Buff

Các hệ/tộc và buff đi kèm của 2 game đều khá tương tự nhau (dĩ nhiên buff chi tiết phải có khác). Dota Underlords thì gọi là Alliances, trong khi Đấu Trường Chân Lý thì gọi là Origin và Class. Dù chi tiết có chút khác biệt, tuy nhiên đây là đặc điểm riêng của mỗi game có dính tới số tướng/hero của họ, điểm khác biệt này cũng không có gì đáng nói cả.

Bàn Cờ - Sân đấu

Đấu Trường Chân Lý thay đổi bàn cờ theo dạng hình xiên kim cương, trong khi Dota Underlords vẫn giữ nguyên bàn cờ dạng thẳng truyền thống. Ngoài ra, bàn cờ của Đấu Trường Chân Lý cũng nhỏ hơn/chật hơn và ít đa dạng về vị trí đặt tướng so với Dota Underlords khi vị trí đặt rất quan trọng và có thể gây ảnh hưởng thắng thua rất lớn.

So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn 4

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vị trí di chuyển, tấn công mà còn tầm ảnh hưởng buff aura từ cá nhân hoặc trang bị. Ví dụ cơ bản là với Dota Underlords, 1 trang bị buff cho đồng đội 1 ô xung quanh mình sẽ có tổng cộng 8 đơn vị có thể được buff, trong khi Đấu Trường Chân Lý chỉ sẽ được áp dụng cho 6 đơn vị (và rất trang bị aura trong game này cũng chưa có nhiều). Điều này khiến aura là một yếu tố quan trọng hơn của Dota Underlords so với Đấu Trường Chân Lý.

So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn 5

Cách sở hữu và cách dùng Trang Bị

Đây là một trong những điểm khác biệt lớn nhất của cả hai game khi "mượn ý tưởng" của Auto Chess gốc. Tạm thời, chúng ta phải chia ra cách sở hữu và sử dụng trang bị như sau:

Cách sở hữu trang bị mới:

  • Đấu Trường Chân Lý: Nhận trang bị ngẫu nhiên từ quái (lúc có lúc không) giống với Dota Auto Chess gốc
  • Dota Underlords: Sau mỗi vòng quái chắc chắn được nhận 1 trong 3 trang bị ngẫu nhiên trong list, nếu thua vòng quái thì hệ thống random bỏ 2 trang bị và bắt bạn nhận trang bị còn lại

So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn 6

Cách ghép trang bị:

  • Đấu Trường Chân Lý: Có công thức ghép phức tạp, ghép vào rồi là không tách ra được
  • Dota Underlords: Không cần ghép theo công thức, trang bị to có sẵn tăng dần chất lượng theo vòng đấu

So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn 7

Cách sử dụng trang bị:

  • Đấu Trường Chân Lý: Cho vào tướng nào là dính vào tướng đó luôn, muốn lấy trang bị chỉ bằng cách bán tướng đó. Một tướng được dùng 3 trang bị
  • Dota Underlords: Tháo lắp thoải mái, muốn xài hay gỡ tùy ý. Mỗi Hero chỉ được nhận 1 trang bị

So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn 8

Từ các điểm khác biệt này, Đấu Trường Chân Lý có lối chơi theo dạng đầu tư tính chiến thuật và ghép trang bị từ sớm, với 1 tướng core dồn đồ cực mạnh và gánh team, cân cả team địch. Trong khi đó, Dota Underlords có trang bị trải đều và phụ trợ cả đội hình cùng nhau mà tiến, không có việc một Hero gánh team hay tương tự. Lối chơi này đều đặn hơn và kéo dài trận đấu hơn nếu muốn lật kèo comeback, trong khi đó Đấu Trường Chân Lý lật kèo theo hướng ghép trang bị và chờ tướng mạnh ra để đưa vào lật khi đúng buff.

Tính năng đặc biệt

Trong Đấu Trường Chân Lý, chúng ta có một vòng đặc biệt là Đi Chợ (hoặc vòng xoay chọn tướng) với việc cho phép chúng ta cho một tướng với trang bị ngẫu nhiên dính với chúng. Máu càng ít thì bạn có thể ra chọn đầu tiên, máu càng nhiều thì phải chờ và chọn sau so với mọi người. Đây là một tính năng khá thú vị cho phép người chơi dưới cùng có cơ hội comeback lật kèo khi còn rất ít máu (10 máu vẫn có thể giết 100 máu) nếu họ sử dụng đúng chiến thuật.

So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn 9

Đáng tiếc là Dota Underlords không có loại tính năng nào khác biệt cả.

Nhân vật chính

Một game có Courrier (gà) như Dota 2 thì du nhập qua Dota Underlords lại không có gà, trong khi LMHT không có gà mà qua Đấu Trường Chân Lý lại có Little Legends. Lạ.

So sánh Đấu Trường Chân Lý và Dota Underlords: Cùng thể loại nhưng khác biệt hoàn toàn 10

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang