Khi năm 2018 tới có lẽ thế giới cần thêm 1 bộ phim The Social Network 2 dựa theo đợt khủng hoảng lớn nhất của Facebook
Với nick name là Zuck đã nói: " Nếu mày muốn có thông tin về bất cứ ai ở Harvard thì chỉ cần hỏi tao. Tao có hơn 4.000 Email, ảnh, địa chỉ, SNS". Khi người bạn hỏi: “Gì? Sao mày có được?”, Zuck trả lời: “Mọi người tự giao nộp. Tao không hiểu sao. Họ ‘tin tao’. Lũ ngu”.
Đây là một đoạn hội thoại vào năm 2004 và đã bị rò rỉ vào năm 2010, giữa Zuckerberg và một người bạn đại học đã được che giấu thông tin. Với nick name là Zuck đã nói: " Nếu mày muốn có thông tin về bất cứ ai ở Harvard thì chỉ cần hỏi tao. Tao có hơn 4.000 Email, ảnh, địa chỉ, SNS". Khi người bạn hỏi: “Gì? Sao mày có được?”, Zuck trả lời: “Mọi người tự giao nộp. Tao không hiểu sao. Họ ‘tin tao’. Lũ ngu”.
Mặc dù đã kiến quyết bác bỏ đoạn chat đó, và một mực khẳng định anh chưa bao giờ gọi người là " Lũ Ngu" vì đã trao niềm tin cho anh.
Nhưng thông tin về đoạn hội thoại vẫn được giữ nguyên, trường tồn cùng Internet trên các trang báo uy tín nhất thế giới (chứ không phải các trang lá cải). Hôm 22/3, nhân vụ khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử Facebook, Guardian dẫn lại từ “lũ ngu” của Zuckerberg, và thông báo rằng “lũ ngu” đó hiện giờ đã tăng đến 2 tỷ người.
‘Vì sao bọn nó vào Facemash? Không phải vì các em hot girl’
Một trong những điều mà Zuckerberg cũng một mực phủ nhận đó là trong phim The Social Network ( 2010), Siêu phẩm điện ảnh từng đoạt giải Oscar đã thuật lại rằng nhà sáng lập Facebook trong thời gian "thai nghén" ra trang mạng xã hội này đã được tổng hợp từ rất nhiều ý tưởng khác nhau bao gồm những người bạn thân và từ chính bản thân của anh, rồi sử dụng tài năng lập trình của mình để tạo ra nó.
Trước hết, cần xem lại ngay đoạn hội thoại “đinh” giữa Zuckerberg (Jesse Eisenberg đóng) và Eduardo Saverin (Andrew Garfield) bên ngoài bữa tiệc dành cho giới bình dân ở Harvard.
Mark thời trẻ trâu đã tự mãn với phi vụ hack thành công mạng nội bộ của Harvard đồng thời lập ra trang Facemash cùng với 22.000 lượt truy cập sau 2 tiếng và ngồi phân tích với Eduardo:
“Người ta truy cập vào Facemash rất tự phát, đúng chứ? Nhưng không phải vì ảnh mấy em hot girl. Trên mạng thì ảnh các em đầy ra. Là bởi vì họ nhìn thấy hình của những người họ quen biết.
Mọi người muốn lên mạng để xem bạn bè họ, vậy tại sao không lập ra một trang cho phép họ tải ảnh lên, kết bạn, làm hồ sơ cá nhân, lướt net lòng vòng. Có thể gặp lại người quen tại một bữa tiệc. Không phải hẹn hò trên mạng đâu nhé. Tớ đang nói về toàn bộ các hoạt động trong thế giới thực được đặt trên mạng”.
Mark trong phim lý giải nguyên nhân mấu chốt để Facebook ra đời: người dùng tự nguyện giao nộp thông tin cá nhân của mình và bạn bè. Ảnh: Pubvn.
Đặt cạnh đoạn chat bị rò rỉ của Zuckerberg ngoài đời năm 19 tuổi, đoạn hội thoại trên nghe khá hợp lý. Bởi dù có thật hay không, nó vẫn chỉ ra điểm mấu chốt cho sự ra đời của Facebook: người dùng vui vẻ, tự nguyện, hào hứng giao nộp thông tin cá nhân của họ, vì trên nền tảng đó, họ như được sống một cuộc đời thứ hai. Một phiên bản khác của cuộc đời họ.
Khán giả họ có thể tự do tranh luận rằng đây là phim ảnh và do đó các đoạn hội thoại có thể được hư cấu lên nhằm kịch tính hóa thực tế. Tuy nhiên dựa theo hiện thực thì bất chấp sự phủ nhận từ cá nhân của Zuckerberg và những phân tích của báo chí thì nhà biên kịch Aaron Sorkin và đạo diễn David Fincher chưa bao giờ thừa nhận những phản ảnh của họ trong bộ phim này là sai sự thật cả.
Sorkin, biên kịch đại tài của Hollywood, từng xin lỗi Zuckerberg nhưng vì “làm tổn thương cảm xúc của anh” chứ không phải vì xuyên tạc sự thật về anh. “Chẳng ai muốn tuổi 19 của mình bị đưa lên màn ảnh cả”, Sorkin nói, ám chỉ tuổi trẻ của ai cũng đầy những hành vi đáng quên. Zuckerberg không phải ngoại lệ.
Có lẽ, trong số đó có phát ngôn “lũ ngu” năm nào.
Sự ra đời của Facebook đầy tranh cãi, và quá trình phát triển cũng vậy. Trong phim, Eduardo đập nát máy tính của Mark khi phát hiện mình bị “nẫng” gần như toàn bộ cổ phần. Ảnh: Relativity Media.
The Social Network thực chất là cách kiến giải đầy tôn trọng của Sorkin và Fincher về Facebook – mạng xã hội lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu. Nhận thức được vị trí độc tôn của Facebook, họ đặt tên bộ phim là The Social Network – Mạng xã hội, dù đây là danh từ chung cho rất nhiều nền tảng mạng xã hội khác.
Kịch bản chuyển thể của Sorkin giành giải Oscar năm 2011. Còn bộ phim, được coi là “đặc sắc đến từng khoảnh khắc” và người ta vẫn nghĩ nó xứng đáng giành giải Phim hay nhất thay vì The King Speech năm đó.
Cần một The Social Network 2?
Bằng việc tạo nên hoang mang cho người dùng trong vụ Cambridge Analytica, người dùng trên các diễn đàn lớn như Reddit cũng đã đặt ra một vấn đề là cần phải có phần tiếp theo của tựa phim The Social Network
“Chúng ta gần như sẽ có một The Social Network 2 nói về việc Facebook thao túng cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 chứ?” là một chủ đề thảo luận, “Chất liệu làm phim sờ sờ ra đó và tôi muốn hiểu kỹ hơn về Zuckerberg cũng như trò lừa gạt của hắn”.
8 năm kể từ The Social Network, Zuckerberg và Facebook đã đi được một quãng đường quá dài, trở thành những cá nhân và thế lực quyền lực có sức ảnh hưởng toàn cầu. Điều này cũng đã được dự báo trong The Social Network. “Khi ông ấy nói có Bill Gates thứ hai ngồi trong khán phòng này, ông ấy nhìn cậu đấy, Mark”, một người bạn nói với Mark trong phim.
Cần thêm một phim mới về Mark Zuckerberg và Facebook? Ảnh: Getty Images.
Nhưng The Social Network cũng chưa đề cập đến, hoặc tạm bỏ qua, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân người dùng. Cũng dễ hiểu, phim kết thúc khi số người dùng của Facebook vượt qua con số 1 triệu, không phải là 2 tỷ như hiện nay, và phim cũng tập trung quá nhiều vào việc tranh chấp tác quyền, quyền sở hữu Facebook giữa Zuckerberg và các nhân vật khác.
“Còn ai xứng đáng hơn để tiếp tục kể câu chuyện về Facebook nếu không phải là đạo diễn David Fincher và biên kịch Aaron Sorkin, những người gần đây đã tạo ra các tác phẩm ấn tượng như House of Cards và The West Wing?“, tờ Independent vẫn đặt trọn niềm tin vào tài năng và khả năng kiến giải thực tế của hai nhà làm phim nổi tiếng.
Bài cùng chuyên mục