Kinh phí sản xuất tăng vọt trong kỷ nguyên vàng của phim truyền hình
Thời kỳ phát triển cực thịnh của truyền hình trong thời gian gần đây kéo theo đó là sự gia tăng chóng mặt ngân sách làm phim, điều mà chưa từng thấy từ trước tới nay trong ngành công nghiệp điện ảnh
Là giám đốc tài chính của Netflix, David Wells tin tưởng vào quan điểm về tài chính công ty mình, nơi mà CEO Reed Hastings đã không ngại đặt cược vào. Tại hội nghị đầu tư Goldman Sachs vào đầu tháng này, Wells nhắc lại dự đoán cứng đầu của ông chủ về số tiền Netflix có thể chi tiêu cho một tập phim trong 5 năm tới kể từ bây giờ. Wells nói:
"20 triệu đô la cho một giờ phát sóng truyền hình có thể xảy ra. Nếu bạn có số lượng người theo dõi, chúng tôi đương nhiên có thể hỗ trợ về mặt chất lượng truyền hình."
Cách đây không lâu khi đề cập về khoản tiền nghe có vẻ khó tin đó cho 60 phút nội dung kịch bản, Wells đã cười phá lên. Nhưng giờ đây, số tiền 20 triệu USD dường như là hợp lý khi mà Netflix và nhiều đối thủ cạnh tranh của hãng đang đối đầu quyết liệt; HBO cũng bỏ ra con số gần như thế. Chi phí của "Game of Thrones" cho mỗi một tập cuối là 15 triệu USD.
Vào thời điểm mà ngành truyền hình đang cạnh tranh gay gắt với sự gia tăng số lượng các show đang trong quá trình được sản xuất, thời kỳ đỉnh cao của phim truyền hình tiếp tục lan rộng với ngân sách vượt qua các series truyền hình điển hình trước đó.
Được thúc đẩy bởi sự phát triển của dịch vụ truyền hình trực tuyến, thứ mà hiện nay không tuân theo các quy tắc tài chính tương tự như truyền hình truyền thống, chi phí tăng vọt cho mọi thứ từ việc tìm kiếm nơi để thuê thiết bị nhằm đảm bảo cho việc làm hậu kỳ. Một loạt các công việc mất nhiều thời gian hơn để thực hiện và do đó chi phí tăng lên nhiều hơn đặc biệt là chi phí liên quan đến giao thông vận tải.
Những loại chi phí gia tăng này bị nghiêm trọng hóa bới sự hoảng loạn của một nhóm những người điều hành các nhà đài và hãng phim. Nhiều người trong số họ đã yêu cầu giấu tên khi thảo luận về những con số tài chính nhạy cảm với Variety cho bài viết này.
Ước tính mức ngân sách sản xuất cho các bộ phim truyền hình cáp và truyền hình trực tuyến là từ 5 triệu đến 7 triệu đô la một giờ, trong khi chi phí cho một bộ phim sitcom tốn từ 1,5 triệu USD đến hơn 3 triệu USD. Trong 5 năm vừa qua, HBO đã tạo ra dấu ấn với những sản phẩm tốn kém với kinh phí khoảng 3 triệu đến 4 triệu đô la cho các bộ phim truyền hình cáp và khoảng 1 triệu - 1,5 triệu đô la cho bộ phim sitcom ngắn.
Và Netflix thường vượt quá mức trung bình đó. Mùa đầu tiên của "Stranger Things" được quay như một bộ phim của Steven Spielberg những năm 1980 với chi phí là 6 triệu đô la cho một tập, sau đó tăng lên 8 triệu đô la trong mùa thứ hai. Bộ phim dài tập khác của Netflix "The Crown" tốn khoảng 10 triệu USD một tập phim.
Giá trị sản xuất lớn hơn nhưng không phải là khoản chi phí duy nhất; mời những người nổi tiếng tham gia cũng rất tốn kém.
Netflix thậm chí đã bỏ ra 2 triệu USD cho mỗi tập phim để thuyết phục David Letterman trở lại truyền hình trong một series phỏng vấn gồm 6 tập dự kiến sẽ ra mắt vào năm tới.
Có một nỗi lo sợ với những người làm truyền hình truyền thống rằng việc chi tiêu của Netflix vào nội dung là một nỗ lực nhằm làm mất dần thị phần và khiến các đối thủ cạnh tranh với nó biến mất khỏi thị trường. Những người đầy kinh nghiệm trong ngành cho rằng đó là lời giải thích duy nhất cho việc Netflix sẵn sàng chi 20 triệu USD cho Chris Rock và Ellen DeGeneres trong các chương trình hài, mức chi cao hơn gấp đôi so với HBO chỉ cách đây vài năm.
Nhưng Netflix không phải một mình đơn độc trong việc "vung tiền". Tất cả các dịch vụ trực tuyến đều đang trả mức phí lớn hơn. Amazon chi 8 triệu USD cho bộ phim hành động "Jack Ryan" và 5 triệu đôla cho mỗi nửa giờ với phim "The Tick" - một bộ phim siêu anh hùng với nhiều cảnh quay hiệu ứng hình ảnh được thực hiện phần lớn tại thành phố đắt đỏ - New York. Robert De Niro thậm chí nhận được khoảng $ 775,000 cho một tập để xuất hiện trong bộ phim về tội phạm của đạo diễn David O. Russell trên Amazon.
Chi phí của kịch bản phim truyền hình tăng đột biến. Apple đang phải trả 2 triệu USD cho một tập phim "Carpool Karaoke" do CBS sản xuất, ngay cả trong những tập thời lượng ít hơn 30 phút.
Các hãng truyền hình cáp cũng mở rộng hầu bao của mình. Bộ phim "Westworld" của HBO cũng có mức ngân sách cao như "The Crown". Mùa một của "American Gods" do đài Starz phát hành tốn hơn 8 triệu USD mỗi tập. Series "Will" của TNT tốn từ 5 đến 6 triệu đô la một tập phim, cho dù nó quay tại xứ Wales với hầu hết các diễn viên đều là những người ít tên tuổi.
Kênh FX thường chi khoảng 3,5 đến 4 triệu USD mỗi giờ cho các bộ phim truyền hình. "American Crime Story" của Ryan Murphy nhượng quyền thương mại lên đến gần 6 triệu USD.
Đối với các đài truyền hình, mức cao nhất là khoảng 4,5 triệu đô la (với hầu hết các chương trình đều đạt mức dưới 1 triệu đô la). ABC, CBS, NBC và Fox vẫn đang phải vật lộn để thích nghi cho các dự án mới. Các mùa trước thường sẽ có một hoặc hai lần đặt cược lớn cho các thí điểm phát sóng tốn kém (Smash, Last Resort, Terra Nova). Mùa cao điểm đang đến vào đúng mùa thu năm nay với khoản ngân sách khiêm tốn hơn. Đó là dấu hiệu cho thấy sự tỉnh táo của các đài truyền hình vì việc kiếm tiền từ nội dung đang trở nên khó khăn hơn do sự sụt giảm liên tục về xếp hạng truyền hình trực tuyến cũng như doanh thu quảng cáo.
Nhưng rồi họ có "Game of Thrones", vị vua trị vì của những bộ phim có kinh phí lớn. Với 15 triệu đô la, bộ phim giống với một tác phẩm có lịch trình quay của một dự án điện ảnh hơn là một series phim nhiều tập. Nhưng Thrones là trường hợp đặc biệt. Khi nó ra mắt, giá trị của nó tương xứng với những gì mà HBO thường dành cho các bộ phim truyền hình, khoảng 6 triệu đô la. Nhưng khi bộ phim phát triển với nhiều đơn vị sản xuất cùng một lúc, nó cũng bắt đầu tạo ra hàng chục nguồn doanh thu khác cho HBO. Thị trường nước ngoài đã mang lại những khoản lợi nhuận lớn. Có thể nói, Thrones có một chiến lược hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu.
Trong cộng đồng những người làm sáng tạo, đã có rất nhiều cuộc bàn luận về sự bùng nổ hiện tại trong việc sản xuất hàng loạt, nó tạo ra một khảo thu tài chính khổng lồ. Tuy nhiên, lo lắng về việc thị trường nóng lên có thể dẫn tới một sự "nổ tung".
Michael Pachter, chuyên gia phân tích của Wedbush Securities, chuyên nghiên cứu về Netflix nói: "Đây là cuộc chạy đua vũ trang, và nó sẽ tiếp tục như thế cho đến khi ai đó nhận ra họ đang tự đập đầu họ vào tường và không đi đến đâu cả".
Cindy Holland, phó chủ tịch nội dung gốc của Netflix thừa nhận rằng với các chương trình mang nhiều tham vọng hơn, dài hơn và nhiều kỹ xảo, nó có thể làm tăng chi phí.
Holland cho biết: "Mỗi dự án bây giờ đều có sự khác biệt; không thể giống nhau như cùng sản xuất từ một máy làm bánh quy được. HBO đã làm điều đó trong một thời gian dài. Nhưng bây giờ chúng ta có một nhóm những người khác làm việc đó".
Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành phàn nàn rằng một số chương trình được sản xuất với số tiền cao quá mức trong quá trình quay phim và hậu kỳ.
Susanne Daniels, người đứng đầu về nội dung cho YouTube đã nói: "Tôi có xem một chương trình là 13 Reasons Why trên Netflix, nó có mức chi phí là 5 triệu đô la cho một tập phim. Tôi đã thực hiện những chương trình như thế trong nhiều năm tại WB với 2 triệu đô la cho một tập. Đó là Interior high school, Interior home. Không có lý do gì hợp lý về những gì mà họ đang chi trả cả".
Điều đó cho thấy, những thay đổi cơ bản về kinh tế của ngành công nghiệp truyền hình là cách để giải thích những vấn đề gây sốc: Các nền tảng VOD đang kéo dài tuổi thọ chương trình, có nghĩa là ngân sách chi tiêu có thể được phân bổ trong một khoảng thời gian dài hơn hoạt động ban đầu, giúp các mạng lưới hấp thụ chi phí cao hơn. Tuy nhiên, có một sự lo lắng giữa các nhà quản lý của các đài truyền hình và hãng sản xuất. Đó không chỉ là sự gia tăng về chi phí sản xuất mà là những thay đổi quan trọng trong mô hình lợi nhuận dài hạn cho loạt phim truyền hình. Một giám đốc điều hành thở dài khi nhớ lại việc mình phải đồng ý với khoản ngân sách khổng lồ. Cũng như có thêm những căng thẳng trong việc điều hành: sự cạnh tranh ngày càng điên cuồng cùng với nó là sự xuất hiện các nhà sản xuất và các nhà cung cấp tiềm năng khác.
Cần có một sự chú ý để đảm bảo mức phí lớn hơn trong cuộc đàm phán với các nhà đài và dịch vụ truyền trực tuyến: Thật khó để hy vọng vào lợi nhuận đóng góp khi các hãng trực tuyến lớn đang ngày càng tập trung vào việc nắm giữ quyền phân phối toàn cầu trong khoảng thời gian 10 và 20 năm.
Mô hình kinh doanh giống nhau, đó là một lý do khác tại sao ngân sách của cả Netflix và Amazon lại tăng cao. Hầu hết các hãng phim bên ngoài nhận được một tỷ lệ phần trăm được xác định trước về phí bản quyền của một chương trình như là một biên lợi nhuận, để bù đắp cho việc thiếu giấy phép cung cấp bản quyền quốc tế và trong nước. Ngân sách sản xuất càng lớn thì lệ phí giấy phép càng lớn, do đó biên lợi nhuận của hàng phim lớn hơn.
Trong trường hợp này, các hãng đều có ưu đãi để thúc đẩy khoản ngân sách lớn nhất, không giống như mô hình truyền thống trong đó phí cấp phép truyền hình cho các chương trình mới thường không bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất. Theo mô hình cũ, khi các xưởng phim bị thâm hụt ngay từ đầu, mọi sự thúc đẩy nhằm giữ cho ngân sách chặt chẽ và giảm thiểu thâm hụt tài chính được tạo ra thông qua việc bán hàng quốc tế và cung cấp nội địa.
Một lý do khác khiến chi phí sản xuất tăng lên là do sự thiếu kinh nghiệm của những người chịu trách nhiệm quản lý chương trình truyền hình và đội ngũ nhân viên trong việc sử dụng mỗi giờ sản xuất.
Theo thống kê của FX Networks Research, không thể nào có được những người có kinh nghiệm trong mỗi chương trình khi số lượng kịch bản đã tăng 71% trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016 và từ 266 series trong năm 2011 lên tới 455 vào năm 2016. Con số dự kiến vào năm 2017 sẽ lên đến 500.
Tác động của lạm phát từ sự tăng trưởng nói trên ảnh hưởng đến hầu như mọi khía cạnh của sản xuất. Các hoạt động nhằm thúc đẩy thị trưởng gia tăng và có thể thấy rõ bằng mắt thường. Tuy nhiên, yếu tố điều khiển lớn nhất về chi phí vẫn là sự khan hiếm từ thị trường và các tài năng sáng tạo. Jeff Wachtel, giám đốc nội dung của NBCUniversal Cable Entertainment, so sánh điều kiện làm việc nặng động hiện tại với năng lực của vận động viên khi các giải đấu thể thao quyết định thêm đội.
"Peak TV đã tạo ra một môi trường cạnh tranh mở rộng", Wachtel nói. "Các diễn viên, nhà văn và đạo diễn đã từng tranh đấu để kiếm việc làm hiện nay đang có các studio tranh đua cùng họ"
Các nguồn tin cho biết rằng các nhà văn và nhà sản xuất có thể kiếm được ít hơn 20.000 đô la một tập phim một vài năm trước đây có thể yêu cầu các chức vụ và mức lương từ $ 40,000 đến $ 50,000 hoặc hơn.
Wachtel nhấn mạnh rằng sự đầu tư vào sản xuất các series gốc có thể đem về khoản thu hậu hĩnh với doanh số có được từ việc bán chúng trên toàn cầu và từ hợp đồng phát hành trực tuyến. Tuy nhiên, chi phí sản xuất tăng cao và thậm chí sự phát triển dẫn đến những tổn thất lớn hơn nếu các dự án không may thất bại.
Wachtel nói: "Bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro, không chỉ trong sản xuất mà còn trong quá trình phát triển. Đó là tâm lý bạn phải có khi mà thị trường được mở rộng. Có nhiều cạnh tranh hơn trong quá trình này. "
Sự xuất hiện đầy rẫy những đạo diễn chuyên sản xuất phim điện ảnh tham gia vào việc làm phim truyền hình chắc chắn đã có ảnh hưởng đến sự kỳ vọng và mong chờ những lịch trình quay phim mới. Có một tư tưởng khác biệt khi các nhà sản xuất phim tham gia vào ngành công nghiệp truyền hình, theo một nhà điều hành có kinh nghiệm cho biết: "Chúng tôi từng nói, trong truyền hình, nếu bạn bỏ ra 10.000 đô la hoặc 20.000 đô la vượt lố ngân sách, bạn sẽ nhận được sự chú ý. Về phía bộ phim, bạn phải chi hơn 10 triệu đô để được chú ý. "
Giám đốc điều hành FX John Landgraf nhận thấy một khía cạnh tươi sáng hơn cho sự chuyển giao của các tài năng từ điện ảnh cho đến truyền hình. "Truyền hình đã tiến triển từ chỗ là phương tiện của các nhà văn trở thành phương tiện của các nhà làm phim", ông nói với Variety. "Thành thật mà nói, những gì được cho là truyền hình đầy tuyệt vời hôm nay chỉ là đầy tham vọng và quá tốn kém để thực hiện hơn so với một thời gian ngắn trước đây".
Cuộc gia nhập của nhà làm phim vào lĩnh vực truyền hình có thể phần nào giải thích sự gia tăng các phim trường truyền hình. Nhưng chi phí di chuyển các diễn viên, đoàn làm phim và các thiết bị từ điểm A đến điểm B tăng vọt. Số lượng các chương trình xuất hiện đều đặn tăng lên, tạo ra nhiều nhu cầu về các phương tiện và các trailer quảng bá hơn.
Tại các địa điểm quay phim đông đúc như Vancouver, Atlanta hoặc New York, có quá nhiều các dự án sản xuất diễn ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Điều đó cho thấy phải tìm kiếm ở những nơi khác để có được địa điểm quay như mong muốn. Người dân địa phương cũng trở nên nhạy bén hơn, giờ đây họ yêu cầu lệ phí cao cho việc thuê sử dụng nhà và khu vực sinh sống của mình cho các cảnh quay ngoại cảnh.
Các bộ phim truyền hình ngày nay đều đem đến những hình ảnh đầy chất điện ảnh, vì thế mà khối lượng thiết bị cần thiết cho một cảnh quay đã tăng đáng kể. Một thập niên trước đây, thiết bị sản xuất một bộ phim truyền hình thường chất vừa đủ trong một chiếc xe bán tải có kích vừa phải. Ngày nay, không có gì ngạc nhiên khi mà có tới ba xe tải chất đầy các thiết bị. Và những chiếc xe này thường phải tìm một nơi bên ngoài địa điểm để đỗ xe bởi vì các thành phố sẽ không cấp giấy phép đậu xe trên đường cho nhiều xe cỡ lớn chở nặng.
Các nhà sản xuất biện hộ rằng khoản chi phí gia tăng giống như là chi phí cần có của việc kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm giải trí chất lượng cao và nổi bật giữa thị trường vốn đang rất lộn xộn. Nhưng ngay cả đối với các chương trình có phản hồi tốt, những người trong ngành không đơn giản là chỉ tin vào những con số mà họ đang nghe.
Một số người cho biết: "Đó là một khoản tiền hợp lý để có thể có được một giải Emmys. Nếu tiền được chi mà hỗ trợ được tầm nhìn của người sáng tạo và làm cho việc kể chuyện trở nên tốt hơn thì tuyệt vời quá đi chứ. Nhưng đôi khi bạn thấy các chương trình đang bị thổi phồng và làm quá lên".
Không phải nhà đài nào cũng bỏ ra một khoản tiền khổng lồ vào những chương trình đáng ngờ, không chắc chắn hoặc chất lượng kém. Và rất nhiều nhà văn, nhà sản xuất và giám đốc điều hành có trách nhiệm vẫn đang làm việc với một ngân quỹ hợp lý.
Jennie Snyder Urman, người dẫn chương trình Jane the Virgin nói: "Tôi luôn cảm thấy như bạn có thể làm việc tốt nhất khi đặt dưới sự hạn chế. Điều đó buộc bạn phải sáng tạo và làm việc theo cách hiệu quả theo cách tốt nhất mà bạn có thể".
Tuy nhiên, Holland phó chủ tịch của Netflix lưu ý rằng, tốc độ thay đổi trong ngành đang tăng lên cho đến lúc mọi người phải chấp nhận những định kiến của họ đối với sự thay đổi thực tiễn của ngành.
"Truyền hình không còn giống như chúng ta biết, chúng ta đang chứng kiến rất nhiều sự tiến hóa thực sự thú vị", cô nói. "Nó mở ra nhiều sự đa dạng và tiến bộ hơn. Tất nhiên cũng sẽ có một số thất bại. Nhưng xu hướng về dài hạn sẽ thay đổi đầy hào hứng trong ngành và sự sáng tạo được nở rộ hơn bao giờ hết".
Nguồn: Variety
Bài cùng chuyên mục