Các tín đồ phim ảnh mê mẫn những địa danh có thật xuất hiện trong phim. Tuy nhiên, một số công trình ấn tượng đến nổi nhiều người tin rằng chúng không tồn tại.
Nước Mỹ tự hào có những công trình thiết kế đi trước thế kỷ. Trong đó, Frank Lloyd Wright là thiên tài điên rồ với xu hướng thẩm mỹ “kiến trúc hữu cơ” và người tạo ra cảm hứng cho rất nhiều bộ phim khác nhau. Nhân dịp tháng 6/2017, kỷ niệm 150 năm tròn ngày sinh của ông (8/6/1967), chúng ta cùng điểm lại một số công trình ấn tượng của ông và những người đồng môn.
Tác phẩm của Wright được nhiều người biết đến nhất là Ennis House, kiệt tác kiến trúc được đưa vào các kiệt tác phim ảnh và hàng chục bộ phim khác nhau.
Không quá lời khi nói Ennis House được ra đời để hồi sinh kiến trúc Maya hay Babylon
Các khối hoa văn của Ennis House đã quen thuộc với nhiều khán giả một thời say mê Blade Runner, nay lại xuất hiện trong series hay nhất của HBO – Game of Thrones. Nội thất bên trong “phim trường” này đầy đủ hiện đại, lại còn mang hơi thở kỷ nguyên phim phiêu lưu những năm 80-90 ở Mỹ.
Blade Runner
Game of Thrones
Hai công trình vĩ đại mang phong cách khác của Wright là Vanndame House và Marin County Civic Center cũng xuất hiện trong hai bộ phim lớn. Cả hai đều được thiết kế trong thập niên 50, mang dáng dấp của kiểu công trình tương lai.
Vanndame House trong phim ‘North by Northwest’
Marin County Civic Center trong phim ‘Gattaca’
Nếu như Hitchcock chỉ mượn hình ảnh cho ‘North by Northwest’ thì Andrew Niccol bỏ một số tiền lớn để sử dụng Marin County Civic Center làm phim trường cho ‘Gattaca’. Dù ở thiết kế công trình bất đối xứng hay đối xứng, Wright vẫn biết cách mê hoặc những ông lớn, thu phục mọi con mắt khó tính nhất.
Ngoài ra, một số công trình khác có kiến trúc mở đã được tâm đắc chọn làm bối cảnh phim. Chúng ta có thể kể tên 4 khối kiến trùc dưới đây.
SHEATS GOLDSTEIN RESIDENCE
Phim “The Big Lebowksi”
Nơi thiết lập nên buổi gặp gỡ kinh điển của Dune và Jackie Treehorn trong bộ phim “The Big Lebowksi” là tác phẩm thủ công của kiến trúc sư huyền thoại John Lautner. Ngôi nhà là một tổ hợp hài hòa giữa bê tông, gỗ và thép được thiết kế để tương tác với khung cảnh sườn đồi. Điểm nhấn nơi nghỉ dưỡng Sheats Goldstein vẫn là tầng mái dày mà rỗng, chia nhỏ thành từng ngăn và rũ hàng trăm bóng đèn chiếu sáng xuống.
Khi anh em nhà Coen vừa nhìn thấy căn nhà, họ đã bị thuyết phục ngay lập tức. Món đồ khiến họ hình dung ngay cảnh phim của mình là bộ ghế bọc da nâu, nền trắng sang trọng, đậm tính hippi.
VILLA NECCHI CAMPIGLIO
Phim “I am Love”
Biệt thự Necchi Campiglio lấy chủ đề nghệ thuật trang trí Italia, hướng đến những nét tinh tế, thanh cao. Một ngôi nhà không cần phô bày quá nhiều nội thất quý hiếm vẫn nói lên tính cách sang trọng và cao quý của chủ nhân nó. Chính vì điều này, đạo diễn Guadagnino đã viết lên kịch bản phim “I Am Love” dưới cảm hứng từ nó.
Vài năm sau khi Guadagnino nhìn thấy Necchi Campiglio trên một cuốn tạp chí, ông đã di chuyển đến đây để quay phim. Khung cảnh yêu nhất của ông là bậc cầu thang được áp bề mặt đá cẩm thạch, nơi diễn ra câu chuyện diễm tình của cô nàng Emma.
GOOGIE DINER
Phim “Pulp Fiction”
Pulp Fiction có hàng chục cảnh phim đi vào lịch sử. Cảnh phim có bố cục không gian đẹp nhất chính là một nhà hàng bình dân, bối cảnh cho phi vụ ăn cướp đầu tiên của một cặp vợ chồng nhưng chẳng may gặp phải một tay xã hội đen thét ra lửa.
Nhà hàng này nằm trên đại lộ Hawthorne, Los Angeles. Đáng tiếc, nơi này đã bị phá bỏ khi ông chủ nhà hàng phá sản.
ELROD HOUSE
Phim “Diamonds are Forever”
Nhìn sơ, Elrod House giống như một quầy bar, bị xâm thực bởi một viên tinh thể thô ráp, khổng lồ. Ngay trước ngôi nhà điều hướng siêu thực này, một hồ bơi lát nền xanh ngọc, tẻ ra như một cánh hoa. Một tổ hợp dầy đặc bê tông, cốt thép nhưng hài hòa với cảnh quang một cách khó tin.
Vừa dấu ấn cá nhân, vừa có không gian mở, kiến trúc của Elrod House cực kỳ phù hợp cho một tập phim về điệp viên 007. Bộ phim đó mang tên là ‘Diamonds are Forever’. Thiết kế phim trường đã đổi màu băng ghế với nâu và cam, phối với màu phục trang vàng và trắng.
Theo Molo