Bên cạnh những tựa game thành công vang dội và được vinh danh với nhiều danh hiệu cao quý, hãy cùng điểm qua "mặt tối" của ngành game với 10 sự kiện game thất bại hoàn toàn của các nhà sản xuất game lớn trong năm 2018 vừa qua nhé.
Sự kiện/Tai họa ra mắt Diablo Immortal của Blizzard
Đã từ rất lâu rồi khi fan hâm mộ Diablo chờ đợi một phần game mới hơn từ dòng Diablo huyền thoại này, tuy nhiên Blizzard đã tự viết án tử (trong lòng fan thôi) với việc ra mắt Diablo Immortal - 1 sản phẩm di động không ai muốn thấy và muốn có. Dù vẫn "tạm" giữ được chất nhập vai RPG thuần túy, Diablo Immortal đã "ăn chửi" không thương tiếc từ cả fan hâm mộ tại sự kiện lẫn trên mạng coi trực tuyến. Thay vì đúng chất game cốt truyện đơn thuần, phiên bản mobile này chắc chắn sẽ bao gồm các phần nạp tiền vào game, mang Diablo ngày càng xa với hệ máy PC chỉ vì lợi nhuận.
Không chỉ bởi tính chất của sản phẩm này, cách ra mắt Diablo Immortal cũng bất hợp lý khi lựa ngay Blizzcon - Sự kiện tập trung những fan trung thành nhất Blizzard - để ra mắt game. Bù lại, fan như ăn cả gáo nước vào mặt khi không chỉ Activision Blizzard sẽ quản lý dự án này, mà Diablo 4 cũng không hề được đề cập tới khiến không ai là không nổi giận.
Với sự kiện flop thảm hại này, chắc chắn Blizzard sẽ phải cực kì cẩn trọng trước những buổi giới thiệu game mới sắp tới của mình, đặc biệt khi có dính tới game mobile và hãng Activision đấy.
Vụ kiện tụng không hồi kết của công ty PUBG
Dù ai đúng ai sai, việc công ty PUBG và Bluehole khá chán nản trước những vụ kiện bản quyền trước Fortnite là điều cũng không khó hiểu lắm. Dĩ nhiên PUBG không hề "sáng tạo" ra phong cách sống còn - battle royale này từ đầu, nhưng chính PUBG là tựa game kéo nó nổi lên như một thể loại mới nổi bật và thu hút phần lớn người chơi. Tuy nhiên, việc Fortnite chiếm trọn thị trường hiện tại và phong cách, chế độ và cách chơi quá tương đồng PUBG ở thời điểm trước đó (lúc Fortnite mới ra mắt) cũng khiến PUBG đủ điều kiện để khởi kiện.
Dù ngay chính cả PUBG cũng không thể hiểu được sức hấp dẫn từ Fortnite tạo ra mà mình không có, việc khởi kiện xong rút lui trong yên lặng cũng khiến phần lớn game thủ cảm thấy buồn cười, trong khi số khác lại "nghiêm trọng" hơn khi cho rằng PUBG tính kiện Fortnite do lấy "chủ đề mà mình tạo ra" - Battle Royale..
Trong thời gian kiện này, không ít tựa game lớn khác liên tục ra mắt hơn với chủ đề sinh tồn này như Battlefield V và Fortnite cũng dần chuyển đổi sang thể loại chơi ngày càng xa hơn PUBG, việc Bluehole quyết định rút đơn kiện trước khi nhiều vấn đề phức tạp hơn - bẽ mặt hơn cũng không quá khó hiểu. Dù không có ai chịu lỗ ngoài PUBG, tuy nhiên tựa game này cũng đã chịu không ít công kích tự fan hâm mộ và cũng là bài học của công ty trước các vấn đề bản quyền nhạy cảm này.
Lời hứa hẹn của EA và đòn "lật mặt" với Loot Box
EA rất cần một năm "chuộc tội" trước fan hâm mộ sau một năm 2017 đầy drama với tựa game Star Wars: Battlefront II đáng thất vọng với hệ thống Loot Box hút máu gần như bị duyệt thành cờ bạc. Với đợt giới thiệu Battlefield V hứa hẹn sẽ bỏ hệ thống này ra khỏi game của mình, EA vẫn tiếp tục giữ nguyên Loot Box trong gần như tất cả tựa game ra mắt sau này của mình.
Không chỉ là Battlefield V, hàng loạt những tựa game gốc khác như FIFA 19, UFC 3 và ngay cả Command & Conquer: Rivals cũng bị hệ thống này xâm chiếm (pay to win, loot box các kiểu). Trong khi cuộc chiến chống Lootbox ở khu vực châu Âu vẫn còn đang căng thẳng, việc "tham lam" này của EA chẳng có giúp được gì hơn cho công ty này khi uy tín và độ tin cậy trước fan hâm mộ ngày càng xuống cấp trầm trọng.
Rockstars Games và cáo buộc bắt nhân viên làm ngoài giờ
Game bom tấn thường chỉ có trễ hẹn chứ không bao giờ đến sớm, trừ trường hợp Red Dead Redemption 2 của Rockstars Games thôi. Tuy nhiên, một sự thật sau đó ít người biết (nhưng đã bị phanh phui) khi một trong những thành viên trong team - Dan Houser - đã chia sẻ rằng một số người trong nhóm đã phải làm hơn 100 giờ/tuần để đảm bảo thời hạn ra mắt sớm của Red Dead Redemption 2 như hiện tại.
Vấn đề làm việc ngoài giờ không lành mạnh trong ngành game từ lâu đã nổi tiếng từ trước đến nay khi deadline ra game luôn gần kề, và các nhà phát hành game luôn ép nhân viên mình phải làm thêm giờ - rất nhiều giờ để đảm bảo ngày ra game này. Dù không có bằng chứng cụ thể, và phía Rockstars cũng khẳng định rằng họ "hông hề ép buộc" nhân viên của mình làm thêm giờ, nhưng dĩ nhiên fan hâm mộ phải hoài nghi trước ngày ra mắt khá sớm của tựa game này rồi. Lời đồn tiếp nối nhau, Rockstars Games bỗng nhiên trở thành tâm điểm trước việc đối xử tệ với nhân viên và sẽ còn bị fan theo sát trong các dự án tương lai.
Sony không thèm đầu tư vào sản phẩm PlayStation Classic "hoài niệm" của game thủ
Theo sau các thành công của hàng loạt loại tay cầm theo phong cách cổ của Nintendo, Sony cũng cho ra mắt thêm PlayStation Classic phiên bản mới tinh dành cho fan thích hoài niệm trở về tuổi thơ.
Tuy nhiên, sản phẩm chưa kịp ra mắt thì list game sẽ có thể chơi trên hệ máy này khiến game thủ bắt đầu ngán ngẩm và suy nghĩ lại khi các tựa game lớn và nổi tiếng lại thiếu hụt. Ngoài ra, phiên bản mới này còn dùng một dạng emulator giả lập nguồn mở theo công nghệ mới chứ không giống máy cũ cũng khiến nhiều người lo sợ rằng Sony chẳng để tâm tới sản phẩm này cho lắm, mà chủ yếu chỉ làm cho có để hài lòng mọi người.
Cho đến khi sản phẩm chính thức ra mắt, điều lo sợ của mọi người đã thành hiện thực. Playstation Classic mới không chỉ có các cổng cắm dây dễ bị kẹt, không khớp hoàn toàn, game cũ thiếu khá nhiều với chỉ mỗi Crash Bandicoot là đáng chơi lại nhất. Dù không nổi tiếng về mảng này nhưng Sony thật sự đã "hút máu" game thủ chỉ muốn sống lại tuổi thơ của mình qua chiếc Playstation Classic này.
<Còn tiếp>