14 năm với hơn 10.000 tựa game, đây chắc là thanh niên kì công nhất thế giới
Giống như bất kỳ ai trong thế giới game lần đầu cài thử Steam khi nó ra mắt hồi năm 2003, Hyptronic bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình với game bằng Half-Life 2. Sau khi nhận được key game bản quyền Half-Life 2 kèm với chiếc card đồ họa mới mua khi ấy, anh chàng này nhận ra rằng mình phải cài Steam mới được chơi game. Điều anh không biết là, việc điền key của tựa game này đã trở thành bước đầu tiên trong cuộc phiêu lưu của Hyptronic với thế giới ảo. 14 năm sau, anh chàng game thủ đã kịp xây dựng cho mình cả một thư viện game đồ sộ bậc nhất trên Steam, với 10.908 tựa game, với tổng số tiền bỏ ra lên tới hơn 83 nghìn USD, theo như số liệu mà trang SteamDB chỉ ra mới đây.
Dĩ nhiên anh cũng mua rất nhiều game giảm giá, vì thế cho nên số tiền bỏ ra trung bình là khoảng 8 USD cho mỗi tựa game. Nhưng con số 83 nghìn USD, tương đương gần 2 tỷ Đồng vẫn là con số khổng lồ mà một game thủ từng bỏ ra cho thú vui game của mình: "Cũng có lúc tôi tự hỏi bản thân, mình đang làm cái gì thế này, và tại sao mình lại làm thế. Nhưng rồi thời gian qua đi và tôi dần hiểu việc mình làm, cũng như thật sự thích việc mua game. Giờ tôi thích chơi game gì chỉ cần vào Steam là có hết. Tôi không thấy hối hận gì cả."
Nhiều game thủ trên Steam cũng tự biến mình trở thành những nhà sưu tập và lưu giữ những tựa game hay từ trước tới nay. Một số khác thì có nhiều game đơn giản vì chúng được giảm giá quá hấp dẫn, không khước từ nổi. Bản chất của con người từ xưa tới nay vẫn vậy. Chúng ta luôn muốn góp nhặt để làm giàu cho bản thân mình. Mỗi khi bắt đầu làm việc gì, chúng ta đều chỉ nghĩ đến việc hoàn thành chúng. Seph, một game thủ từng bỏ hàng ngày trời chiên game trong Ultima Online hay Shadowbane, những tựa game MMORPG đình đám một thời.
Nhưng hóa ra, tình yêu với game online dẫn Seph đến cái "hố vôi" sâu hơn: Sắm game bản quyền. "Nó cứ tự đến thôi. Tôi mua được 1000 game, rồi 2000 game từ trước khi những thể loại mua game theo gói kiểu bundle tồn tại. Cứ mỗi lần kho game của tôi chạm mốc hàng nghìn game, tôi lại tự nhủ với bản thân là nên dừng lại thôi. Nhưng làm gì có cái chuyện ngừng được khi đã nghiện mua? Đến bản thân tôi cũng chẳng chắc chắn được lý do tại sao tôi cứ tiếp tục mua hết game này đến game khác. Tôi từng nói đùa với bạn bè rằng, chắc Valve phải khóa chức năng xem cửa hàng game của tôi thôi, chứ có game mới lại mua thế này thì chết."
Và thế là, những kho game, những tài khoản Steam đồ sộ của những game thủ như trên đây trở thành những viện bảo tàng ảo của thế giới game, với hàng nghìn hàng vạn tựa game đánh dấu sự phát triển của ngành game thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Thời kỳ đĩa game với những chiếc hộp cồng kềnh trên giá sách của những gia đình đã qua đi, thay vào đó là một tài khoản và mật khẩu là một game thủ đã có thể tiếp cận với hàng vạn game bản quyền khác nhau chỉ với hai cú click download và chơi game.
Rõ ràng Steam có những lợi thế quá lớn so với game phiên bản vật lý: Không cần đĩa, không cồng kềnh, không phải ra cửa hàng mua về. Chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính và thẻ ngân hàng là mọi vấn đề được giải quyết, mua game gì cũng được miễn thẻ còn tiền. Nhưng một hiệu ứng tiêu cực của thế hệ kỹ thuật số, đó là hàng loạt những tựa game của thế hệ 8x và 9x đã biến mất vĩnh viễn vì mất mã nguồn, không thể đưa lên Steam. Và đó cũng là lúc những game remastered xuất hiện đưa người chơi trở về tuổi thơ dữ dội.