Theo Giám đốc dự án James Ryan: "Viên thịt của voi ma mút có mùi giống như khi chúng ta nấu thịt cá sấu."
Đã tuyệt chủng hàng ngàn năm trước, voi ma mút lông xoăn là nguồn thức ăn đầy dinh dưỡng cho người tiền sử. Giờ đây, startup về thịt nuôi cấy có trụ sở tại Úc đang mang thịt voi ma mút trở lại thời hiện đại.
Viên thịt khổng lồ của voi ma mút được giới thiệu trước công chúng tại bảo tàng khoa học NEMO ở Amsterdam, Hà Lan. Đây là sản phẩm của Wov và các chuyên gia quốc tế trong dự án khẳng định rằng bước đột phá này sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thực phẩm.
Xem thêm: Xác voi ma mút 30.000 năm tuổi còn nguyên da và lông được tìm thấy tại một mỏ vàng Canada
Nhóm Wov đã sử dụng DNA đã tuyệt chủng của voi ma mút để làm thịt viên voi ma mút, sau đó được lấp đầy DNA còn thiếu từ dữ liệu di truyền từ họ hàng gần nhất của voi ma mút, voi châu Phi đang còn sống.
Sau đó các nhà khoa học đã chèn Gen tổng hợp vào một tế bào cơ. Phần thịt được các nhà khoa học nuôi cấy trong nhiều tuần và thu được 400gr thịt voi ma mút.
Tim Noakesmith, đồng sáng lập của Vow, cho biết: “Chúng tôi chọn thịt voi ma mút lông cừu vì nó là biểu tượng của sự mất mát, bị tuyệt chủng bởi biến đổi khí hậu”, Tim Noakesmith, đồng sáng lập của Vow cho biết.
Noakesmith nói thêm: “Chúng ta sẽ đối mặt với số phận tương tự nếu chúng ta không làm những điều khác biệt”, bao gồm thay đổi các tập quán như canh tác quy mô lớn và chế độ ăn uống.
Phần viên thịt voi ma mút này chỉ sản xuất một lần duy nhất và không có kế hoạch sản xuất thương mại.
Thịt nuôi cấy là thịt động vật thực tế được sản xuất bằng công nghệ phân tử tiên tiến từ tế bào động vật chứ không phải tế bào động vật thực tế. Thịt nuôi cấy có thể làm giảm đáng kể các tác động môi trường thường liên quan đến sản xuất thịt thông thường như giết, mổ và có thể được tạo ra để trở nên ngon hơn cả về hương vị và hàm lượng dinh dưỡng.
Vị nó như thế nào?
Ernst Wolvetang thuộc Viện Kỹ thuật Sinh học Úc của Đại học Queensland, người đã làm việc với Vow trong dự án cho biết: “Tôi sẽ không ăn nó vào lúc này vì chúng ta đã không nhìn thấy loại protein này trong 4.000 năm. Nhưng sau khi kiểm tra độ an toàn, tôi thực sự tò mò muốn biết mùi vị của nó như thế nào."
Các nhà khoa học trong một lò nướng đã từ từ nấu chín viên thịt khổng lồ trước khi làm cho bề ngoài của nó có màu nâu bằng đèn hàn.
James Ryan, giám đốc khoa học của Vow, cho biết: “Viên thịt khổng lồ của voi ma mút có mùi giống như khi chúng ta nấu thịt cá sấu."