One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda (Phần 2)

Tiếp tục đến với những truyền thuyết và lịch sử Nhật Bản đã được Oda vận dụng một cách khéo léo trong chương Wano Quốc đang thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc

Xem thêm:

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda (Phần 1)

Benkei và Yoshitsune

Đây là một bí ẩn xoay quanh hai nhân vật lịch sử của Nhật Bản, Minamoto Yoshitsune và Benkei. Cả hai đã xây dựng nên toàn bộ câu chuyện của vùng đất Ringo, trở thành nguồn cảm hứng cho Onimaru và gia tộc Shimotsuki. "Benkei là một thầy tu chiến binh sống ở Nhật Bản vào thế kỷ 12. Mặc dù phần lớn các câu chuyện gắn liền với ông đều được phóng đại lên thành bí ẩn và truyền thuyết, ông vẫn là một người có thật. Minamoto Yoshitsune là một trong số những nhân vật lịch sử được yêu thích nhất ở Nhật Bản. Ông là một chiến binh tài ba sống từ năm 1159 đến 1189. Ông đã giúp anh trai mình là Yoritomo giành lấy quyền kiểm soát Nhật Bản. Sau đó, Yoritomo đã trở thành Shogunate (Mạc phủ) đầu tiên ở Nhật.

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2

Cha của Yoshitsune, Minamoto Yoshihomo đã bị giết bởi kẻ thù của mình là Taira Kiyomori vào năm 1160, khi Yoshitsune chưa đầy một tuổi. Kiyomori tha mạng cho Yoshitsune, nhưng đưa cậu vào một tu viện ở Kyoto. Tại đây, Yoshitsune đã tập luyện để trở thành một tu sĩ Phật giáo. Truyền thuyết nói rằng gần tu viện này, trên cây cầu Goyo ở Kyoto, là nơi Yoshitsune gặp Benkei. Một phiên bản phổ biến của cốt truyện vẫn còn đến ngày nay, đó là Benkei ẩn mình vào ban đêm dưới cầu Goyo, thách thức bất kì ai đi ngang qua một trận đấu kiếm. Ông sẽ giữ những thanh kiếm của những kẻ bị đánh bại. Bằng cách này, Benkei đã thu thập 999 thanh kiếm, và đang muốn có được thanh kiếm thứ 1000 khi ông chạm trán với Yoshitsune.

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  2

Yoshitsune và Benkei vẫn là hai trong số những anh hùng được yêu thích nhất Nhật Bản. Những chuyến phiêu lưu của họ đã góp phần khai sinh nên hàng loạt các huyền thoại, truyền thuyết và những câu chuyện khác nhau, trong khi các sự cố từ cuộc sống của họ thường tạo thành chủ đề cho các vở kịch Kabuki và các buổi biểu diễn Noh." Có một thứ phải lưu ý là nhân vật Minamoto Yoshitsune trong lịch sử đã bị giết vì sự phản bội (giống những gì xảy ra với Ushimaru trong One Piece). Ngoài ra có một điều thú vị là giả thuyết Zoro chính là hậu duệ của gia tộc Shimotsuki rất được ủng hộ bởi nhiều nguồn nói về một đứa con trai còn sống sót, từng được nuôi bởi Yoshitsune và phu nhân của mình là Shizuka, người đã rời khỏi lâu đài khi mang theo đứa bé trong bụng mình.

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  3

Về bối cảnh và nhân vật, Benkei dường như là nguồn cảm hứng cho tác giả Oda tạo nên nhân vật Gyukimaru/Onimaru xuất hiện trong chap 936 khi đối đầu với Zoro, còn 999 thanh kiếm đã được cất giữ trong căn hầm mà Kawamatsu tìm thấy trong chap 953. Cây cầu Oihagi mà Zoro đấu với Gyukimaru dĩ nhiên được dựa trên cây cầu Goyo trong lịch sử. Còn Minamoto Yoshitsune đã được lấy làm cảm hứng cho nhân vật Lãnh chúa Ushimaru Shimotsuki, người đứng đầu gia tộc quyền uy Shimotsuki ở phía Bắc vùng Ringo.

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  4

Cuộc nổi loạn Shimabara

Cuộc nổi loạn Shimabara là cuộc xung đột dân sự lớn nhất ở Nhật Bản thời Edo, và là một trong những trường hợp bất ổn nghiêm trọng trong thời kỳ tương đối hòa bình dưới luật lệ của Mạc phủ Tokugawa. Đây là một cuộc nổi dậy của nông dân theo Công Giáo xảy ra ở Nhật từ năm 1637 đến 1638, do sự tăng giá thuế và cuộc đàn áp những người theo đạo Cơ đốc của Mạc phủ Tokugawa. Tokugawa đã gửi đi 125 ngàn lính để trấn áp quân nổi loạn ở lâu đài Hara. Trước cuộc nổi loạn, sự ngăn cấm đạo Cơ đốc giáo đã được thực thi nghiêm ngặt, và chủ nghĩa "bế quan tỏa cảng" của Nhật Bản được thắt chặt, kéo theo đó là cuộc đàn áp chính thức những người theo đạo Cơ đốc mãi cho đến những năm 1850. 

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  5

Một vài yếu tố đặc biệt ở đây là sự nổi loạn đã được phát triển quanh lâu đài Hara (vốn là một lâu đài đã bị phá hủy), và thực tế thì Myamoto Musashi đã chiến đấu với các lực lượng bao vây cũng như ninja Koga và các phiến quân cuối cùng đã bị đánh bại. Emosaku Yamada được cho là kẻ phản bội từ Mạc phủ Tokugawa. Có thể thấy, mạc phủ Kurozumi trong One Piece có mối quan hệ thực tế với Mạc phủ Tokugawa, khi mà giai đoạn Nhật Bản bị cô lập chặt chẽ nhất là dưới thời Mạc phủ Tokugawa.

Nhân vật đáng chú ý nhất từng chiến đấu dưới thời Mạc phủ Tokugawa khi đó chính là Miyamoto Musashi, còn được biết đến như "một trong những kiếm sĩ khỏe nhất lịch sử". Liên minh Ninja - Hải tặc - tộc Mink được nhắc đến trong chap 920 chắc chắn được lấy cảm hứng từ cuộc nổi loạn Shimabara. Lâu đài Hara được tái hiện bởi đống đổ nát của lâu đài Oden, các ninja Koga dường như để ám chỉ lực lượng Oniwabanshu của Orochi, và cuối cùng tên phản bội Emosaku Yamada không ai khác chính là Kurozumi Kanjuro.

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  6

Mạc phủ Tokugawa

Đây là một mạc phủ dẫn dắt bởi Gia tộc Tokugawa từ năm 1630 đến 1868, trị vì trong khoảng 265 năm. Trong trường hợp này, mạc phủ Tokugawa có nhiều nét tương đồng với mạc phủ Kurozumi, với một số yếu tố đã được giữ lại, pha trộn và sau đó được Oda dùng cho câu chuyện trong One Piece

Chính sách Sakoku ("Đóng cửa đất nước")

"Sakoku là một chính sách cô lập lãnh thổ được ban hành bởi Mạc phủ Tokugawa ở Nhật Bản, kéo dài hơn 220 năm. Các mối quan hệ và giao thương giữa Nhật Bản với những quốc gia khác đều bị giới hạn nghiêm ngặt, gần như toàn bộ các nước ngoại quốc đều bị cấm đặt chân đến Nhật Bản, và người dân nước Nhật cũng bị cấm rời khỏi đất nước. Tuy vậy, Nhật Bản không hoàn toàn bị cô lập. Chính sách Sakoku là một hệ thống bao gồm các quy định nghiêm ngặt áp dụng cho thương mại và quan hệ đối ngoại bởi Mạc phủ và những lĩnh vực phong kiến nhất định. Đã có sự giao thương rộng rãi với Trung Quốc thông qua bến cảng ở Nagasaki, ở phía tây xa xôi của nước Nhật, với một cộng đồng dân cư người Hoa sinh sống."

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  7

Mimawarigumi ("Lực lượng cảnh sát đặc biệt")

"Sakoku là một chính sách cô lập lãnh thổ được ban hành bởi Mạc phủ Tokugawa ở Nhật Bản, kéo dài hơn 220 năm. Các mối quan hệ và giao thương giữa Nhật Bản với những quốc gia khác đều bị giới hạn nghiêm ngặt, gần như toàn bộ các nước ngoại quốc đều bị cấm đặt chân đến Nhật Bản, và người dân nước Nhật cũng bị cấm rời khỏi đất nước."

Katanagari ("Cuộc săn kiếm")

"Rất nhiều lần trong lịch sử Nhật Bản, người cai trị mới tìm cách đảm bảo vị trí của mình bằng cách thực hiện một cuộc săn lùng kiếm (Katanagari). Các đội quân sẽ truy quét toàn bộ đất nước, tịch thu vũ khí của những kẻ thù của chế độ mới. Bằng cách này, nhà cai trị đảm bảo được rằng không một ai có thể chiếm lấy đất nước bởi vũ lực như cách mình đã làm."

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  8

Một trong những yếu tố lịch sử quan trọng vẫn "mất tích" là sự kiện Kurofune, hay còn gọi là "Chiến hạm đen" (Ai đọc Rurouni Kenshin sẽ biết về sự kiện này), trong đó nhắc đến sự xuất hiện của các tàu chiến phương Tây đậu trên vịnh Edo, và là lý do cho việc Nhật Bản mở cửa đường biên giới của mình. Rất có thể sự kiện này sẽ được Oda sử dụng trong One Piece thông qua màn xuất hiện của Râu Đen ở cuối chương Wano, để buộc đảo quốc này phải mở cửa đường biên giới.

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  9

Sự cố Ako hoặc 47 Ronin

Sự báo thù của 47 Ronin, hay còn được biết đến với tên gọi "Sự cố Ako" là một sự kiện lịch sử diễn ra vào thế kỷ thứ 18 ở Nhật Bản, trong đó một nhóm các Ronin (Những Samurai vô chủ) tìm cách báo thù cho cái chết của chủ nhân mình. Đây có lẽ là một trong những nguồn cảm hứng hình thành nên Cửu Hồng Bao. Toàn bộ câu chuyện là một nhiệm vụ báo thù chi tiết diễn ra sau nhiều năm kể từ cái chết của vị chủ nhân, thế nên rất dễ tạo nên một số mối liên hệ ở đây. 

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  10

Oden - Oden dường như được lấy cảm hứng bởi Oda Nobunaga, người có cái tên tương đối giống, (là lãnh chúa cuối cùng trước thời Mạc phủ Tokugawa, có một thái độ/danh tiếng vô cùng tồi tệ, và lâu đài của ông cũng bị thiêu rụi), và Goemon Ishikawa (Một đạo chích nổi tiếng thời Sengoku, thường trộm những món đồ quý giá của nhà giàu và chia cho người nghèo. Sau khi bị bắt giữ, ông đã bị xử tử cùng con trai bằng án đun sôi trong vạc dầu, nhưng con trai ông đã sống nhờ được ông giữ trên cao suốt thời gian đứng trong vạc dầu).

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  11

Kinemon - Một cuộc nổi loạn khác chống lại Mạc phủ Tokugawa, sự cố Kinmon.

Kanjuro - Emosaku Yamada

Raizo - Có lẽ có mối liên hệ đến Hanzo, một ninja nổi tiếng của tộc Iga

Ashura Doji/Shutenmaru - Được đặt tên dựa trên sinh vật mang tên Shuten-Doji

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  12

Kawamatsu - Lấy cảm hứng từ truyền thuyết của Urashima Taro, một người câu cá đã cứu một con rùa nhỏ trên bãi biển khỏi sự tra tấn của một nhóm trẻ độc ác ... và Kawamatsu chính là con rùa đó. Có thể thấy phần còn lại của toàn bộ câu chuyện về huyền thoại đó đã trở thành Đảo Người Cá trong One Piece. 

One Piece - Wano Quốc, đỉnh cao vận dụng văn hóa Nhật Bản của Oda Phần 2  13

Ngoài ra những nhân vật như Denjiro, O-Kiku, Shinobu, Izo đều chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy được dựa trên các nhân vật trong lịch sử Nhật Bản, nhưng có lẽ trong vòng vài chap tới chúng ta sẽ được biết thêm, khi giờ đây cuộc chiến với Kaido và Orochi đã đến rất gần. Luffy, Law và Kid đã tề tựu cùng nhóm Cửu Hồng Bao, sẵn sàng đánh bay bè lũ lính Kaido và cả tên phản bổi Kanjuro. Hãy cùng chờ đón thêm nhiều thông tin thú vị hơn nữa về One Piece tại LagVN.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang