Trầm cảm là gì ? Căn bệnh thời hiện đại đang cướp đi mạng sống của rất nhiều người trẻ tuổi

Quang BD

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.

Bệnh trầm cảm là gì?

Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử. Trong các dạng trầm cảm, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến.

Say mê game – Con đường khiến trẻ đến gần ranh giới trầm cảm

Không phải tự nhiên mà người ta so sánh việc nghiện game tương tự nghiện ma túy, chứng nghiện game ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh, dễ dẫn đến các hành vi lệch lạc, bạo lực như giết người, cướp của,… hậu quả của chứng nghiện game cũng có điểm tương tự như chứng nghiện ma túy, họ hoàn toàn mất kiểm soát về hành vi của mình. Thực tế cũng đã chứng minh điều này, rất nhiều game thủ tuổi đời còn rất trẻ đã trở thành tội phạm giết người chỉ vì quá nghiện game.

Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm thần, số lượng bệnh nhân mắc chứng nghiện game phải vào điều trị ở các Bệnh viện Tâm thần tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. Điều đáng buồn là đa số tập trung ở độ tuổi rất trẻ. Và thực tế, những người mắc bệnh rối loạn tâm thần do nghiện game còn cao hơn rất nhiều nhưng do các gia đình thường không thực sự chú ý đến vấn đề này, cũng như tâm lý e ngại khi phải đưa con đến viện tâm thần nên những con số thống kê tại các bệnh viện vẫn chưa phải con số chính xác phản ánh thực trạng nghiện game trong xã hội hiện nay. Chỉ khi có những dấu hiệu rất cụ thể như ít nói chuyện, hay đập phá, có hành vi tự sát, họ mới đưa con em đến điều trị. Người ta cũng thấy rằng, người chơi game càng giỏi thì sẽ càng có nguy cơ trầm cảm cao. Những người này thường có tâm lý chán nản do các trò chơi đối với họ quá đơn giản nên cảm thấy không còn gì thú vị để chinh phục, không có động lực phấn đấu, không tìm được niềm vui trong cuộc sống.

Các trò chơi điện tử phổ biến hiện nay khiến người chơi chìm đắm trong phong cảnh kỹ thuật số rộng lớn với những chi tiết bắt mắt, các nhân vật sắc sảo phát triển nhanh. Những trò chơi này được thiết kế một cách có chủ đích bởi các chuyên gia công nghệ thông tin và tâm lý, để khiến người chơi muốn tiếp tục chơi, đam mê trò chơi mà mình đang tham gia mọi lúc mọi nơi. Thanh thiếu niên ngày nay được kết nối với công nghệ này nhiều và sớm hơn so với các thế hệ đi trước. Các trò chơi hiện tại cũng phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây.  Người chơi cần phải rất tập trung, quên hết mọi vấn đề xung quanh khiến người chơi cảm giác mình chính là một nhân vật đó, họ sống với thế giới ảo phần lớn thời gian trong ngày và quên đi thực tế. Việc rời khỏi thế giới ảo dần dần là một điều vô cùng khó hoặc thậm chí họ không muốn rời khỏi thế giới đó. Họ bị ảnh hưởng bởi tính cách nhân vật trong trò chơi và điều đó không phù hợp với thế giới thực tế họ đang sống, dẫn đến họ bị mất cân bằng, mất kiểm soát hành vi của mình. Ngoài ra, nguồn sáng mạnh có sắc xanh phát ra từ màn hình máy tính và điện thoại có khả năng ngăn cản việc cơ thể tiết ra melatonin vào ban đêm. Đây là hormone rất quan trọng trong việc điều hòa đồng hồ sinh học và quyết định đến giấc ngủ của con người. Việc này khiến cho người chơi không có cảm giác buồn ngủ và có thể tỉnh táo chơi game thâu đêm, tình trạng này kéo dài gây tổn thương não bộ và các rối loạn tâm thần, trầm cảm.

Đa số người chơi game đều không phát hiện ra mình nghiện game từ khi nào. Nhiều trẻ khi điều trị cho biết, chúng lúc nào cũng có cảm giác màn hình máy vi tính vô hình ở trước mặt mình, mọi tâm trí đều tập trung vào đấy và không có ý thức đến sự việc ở xung quanh. Biểu hiện khi bị nghiện game đó là sự thay đổi rõ rệt về tính cách như hay gắt gỏng, dễ bị kích động, lầm lì, dễ mất bình tĩnh, thích bạo lực, đập phá đồ đạc ảnh hưởng cuộc sống và chất lượng lao động. Người chơi dần có cảm giác thu mình, không thích giao tiếp với bất cứ ai, không thích các hoạt động bên ngoài, họ chỉ sống 1 mình với chiếc máy tính và rồi mắc trầm cảm lúc nào không hay.

Tới thời điểm này, số lượng người chơi game online đã tăng lên chóng mặt. Nếu năm 2008, Việt Nam chỉ có khoảng 1,5 triệu người chơi game online thì đến năm 2011, con số này là 11 triệu người. Theo báo cáo điều tra quốc gia về Vị Thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) có đến 38% trẻ vị thành niên sử dụng thời gian rảnh rỗi vào việc chơi game. Trầm cảm và nghiện game online đều làm thúc đẩy tỷ lệ lạm dụng rượu và ma tuý, không chỉ gây ra những thiệt hại cho cá nhân, rối loạn trầm cảm mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của gia đình và xã hội.

Hiện nay, cơ sở triển khai điều trị nội trú cho trẻ nghiện game online của nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Khoa Tâm thần tuyến cuối của Bộ Quốc phòng, Quân y Viện 103. Sau đó tùy nhu cầu và số lượng bệnh nhân, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất mở rộng hợp tác điều trị với Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư, Khoa Tâm thần của một số uy tín. Việc điều trị tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế và ngành tâm thần học. Điều trị nội trú tại bệnh viện bằng thuốc, giai đoạn sau là bảo tồn bằng chuỗi các hoạt động tâm lý liệu pháp được cá thể hóa dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tâm lý liệu pháp của Học viện Quân y, Hội Thầy thuốc trẻ V

Triệu chứng bệnh

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm là gì?

Triệu chứng trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:

  • Không thể tập trung;
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi;
  • Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng;
  • Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi;
  • Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục;
  • Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa;
  • Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.

Có thể có các dấu hiệu và biểu hiện trầm cảm khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu nhận biết bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân trầm cảm phổ biến bao gồm:

  • Gen: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.
  • Các chất hóa học trong não: theo một số nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường.
  • Stress: người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.

Nguồn: Tổng hợp Hellobacsi

Bài cùng chuyên mục