Thủy Thủ Mặt Trăng là một trong những bộ Anime có sức ảnh hưởng lớn đến tuổi thơ của không biết bao nhiêu thế hệ và cái kết của nó cũng gây ra không ít sự hoang mang cho những đứa trẻ thời đó
Đối với thế hệ 8x.9x thì bộ phim hoạt hình Thủy Thủ Mặt Trăng (Sailor Moon 90s) có thể được xem là một trong những bộ phim gắn bó với tuổi thơ của nhiều người thế hệ. Tuy nhiên khi nhắc đến cái kết của nó thì không ít những khán giả nhỏ tuổi đã cảm thấy vô cũng sốc vì không thể lường trước được những gì mà nhà sản xuất mang lại.
Thủy Thủ Mặt Trăng được xem là một trong những bộ Anime kinh điển nhất của Nhật Bản ở những năm 90s bởi những tình tiết trong phim gắn liền với thế hệ trẻ hiện tại, với những biểu tượng tình yêu, tình bạn, tình yêu tuổi học trò đều được gửi gắm xuyên suốt phần phim này.
Thậm chí trong manga, để nó trở nên phù hợp với độ tuổi thiếu niên thì những tình tiết đổ máu, đau buồn đã được lược đi bớt, chỉ còn lại những tình tiết hài hước và tích cực. Ngoài ra thì motif nhân vật chính hi sinh cũng cực kì ít gặp đối với những bộ Anime bấy giờ.
Tuy nhiên nhà sản xuất của Sailor Moon đã không ngần ngại cho "bay màu" toàn bộ dàn nhân vật chính, những Thủy Thủ Mặt Trăng chết đi sẽ quay về với cuộc sống đời thường và không còn bất kì kí ức gì về cuộc chiến mà họ đã trải qua cả.
Và như đã nói thì cái chết của các Thủy Thủ Mặt Trăng đã ảnh hưởng đến tâm lý của không ít người, trong đó có một ví dụ điển hình nổi tiếng ở Nhật Bản đó là anh Arata Owada, DJ cho chương trình radio nửa đêm của đài Fukashima.
Được biết anh và con gái của mình thường xem Sailor Moon mỗi tối và khi chứng kiến được cái chết của các Thủy Thủ thì anh Owada đã cực kì sốc.
Cũng chính vì thế mà anh đã quyết định gọi cho đài TV Asashi để phàn nàn về vấn đề này, thậm chí còn khiến chủ đề này trở thành một đề tài tranh cãi kịch liệt với người hâm mộ thông qua đài radio buổi đêm. Sự phản đối của Owada đã tạo một sự chú ý dành cho tạp chí Animage và anh cũng nhận được một cuộc gọi để phỏng vấn về cái kết của Anime này.
Tuy nhiên mọi chuyện chưa dừng lại đó khi mà cô con gái của Owada đã không thể chịu nổi cái kết vô cùng bi thương của các Thủy Thủy Mặt Trăng để rồi ngã bệnh, sốt 40 độ C và phải nhập viện. Cũng theo như bác sĩ thẩm định thì cô bé bị mắc chứng Autointoxication (chứng tự nhiễm độc) và hòi ông Owada rằng gần đây cô bé có bị sốc chấn thương tâm lý nào không.
Câu chuyện về cú sốc của ông Owada và con gái của mình là một trong rất nhiều những trường hợp bị "sang chấn" tâm lý sau khi xem phải cái kết của Sailor Moon. Cho đến thời điểm hiện tại thì cái chết của các Thủy Thủ vẫn được bàn tán xôn xao trên những diễn đàn Internet.
Tạm chí Animage cũng đã nhận được một lá thư đồng tình của một bà mẹ 32 tuổi, cho rằng cái kết của bộ Anime này có thể khiến cho những đứa trẻ có những suy nghĩ sai lệch về cuộc đời. Dù phần Anime đầu tiên chỉ mang tính chất giới thiệu và quảng bá cho manga nhưng sức ảnh hưởng của nó đến những đứa trẻ là vô cùng nhiều.
Sau này thì các nhà sản xuất phim hoạt hình cũng đã chú ý và hạn chế những tình tiết tương tự trong những bộ anime, manga dành cho trẻ em. Để có thể tạo nên phần sâu sắc thì mỗi bộ Anime thường sẽ để lại những tình tiết mà khi lớn lên, những khán giả nhí ngày trước sẽ có thể thấy hiểu được những sự thật bên trong nó.
Về Thủy Thủ Mặt Trăng thì người xem có thể tạm quên phần đầu đầy bi kịch khi mà những phần phim tiếp theo của Series này đều rất tích cực và hạnh phúc, chẳng ai cần phải hi sinh cả.