Từ 01/01/2020, cấm đánh đập, hành hạ, bỏ đói chó, mèo

Một trong 5 Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 tới đây là Luật Chăn nuôi. Điều đáng nói, đạo luật này đã quy định rõ hơn vấn đề nhân đạo đối với vật nuôi - điều chưa từng có trong pháp luật trước đây.

Từ 01/01/2020, cấm đánh đập, hành hạ, bỏ đói chó, mèo

Từ 01/01/2020, cấm đánh đập, hành hạ, bỏ đói chó, mèo (Ảnh minh họa).

Trong xã hội ngày nay, mục đích nuôi chó mèo không chỉ vì nuôi chó để giữ nhà, nuôi mèo để bắt chuột nữa, mà chúng còn là những người bạn thân, là thành viên trong gia đình và cũng được đối xử công bằng và yêu thương. Hơn nữa, chó mèo là loài động vật nuôi không có khả năng tự bảo vệ, phụ thuộc rất nhiều vào chủ, và do đó có nhiều người vẫn xem chó mèo là tài sản chứ không phải là một cá thể sống và tự cho mình quyền hành hạ, ngược đãi những con vật này. Đây là hành vi tàn nhẫn, làm xã hội phẫn nộ và đáng bị lên án.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp và những nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng những người có hành vi ngược đãi với động vật có xu hướng phạm tội, đặc biệt là các tội phạm liên quan đến trẻ em và gia đình. Một nghiên cứu bởi trường đại học North Eastern và Massachusetts SPCA cho thấy rằng, đa phần những người thể hiện tính cách bạo hành động vật khi còn nhỏ, thì khả năng trở thành những kẻ tội đồ, giết người, cướp bóc...nhiều hơn gấp 5 lần người bình thường. Ted Bundy: giết 2 người, mặc dù tên này luôn cho rằng mình đã giết ít nhất 40 người. Tên này khi còn nhỏ thường thấy bố hắn đánh đập chó mèo, hắn cũng bắt chước bố; Andrew Cuanan: là kẻ đã giết nghệ sĩ Versaca và giết 5 người khác. Tên này có sở thích bệnh hoạn là lôi tròng mắt của những con cua còn sống ra bằng que diêm,… là một số ví dụ điển hình cho mối liên hệ này.

Hiện nay, Việt Nam cũng đã ban hành quy định về vấn đề này. Theo quy định của Luật chăn nuôi 2018 (có hiệu lực năm 2020) khoản 4 Điều 69, Khoản 3 Điều 70, Khoản 2 Điều 71: “không đánh đập, hành hạ vật nuôi.” Tuy nhiên, đây chỉ là một điều luật mang tính hình thức, không có nhiều ứng dụng ngoại trừ mục đích tuyên truyền ( không giải thích điều luật, không chế tài xử lý). Do đó, cần phải quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này. Có thể tham khảo một số quy định ở các nước phát triển như sau:

- Trộm chó, làm hại, vân chuyển trái phép chó nhằm mục đích giết hoặc bán có thể bị phạt 1000USD và mức tù giam tối đa 6 tháng ở NEW YORK. Hành vi này bao gồm cả việc tháo vòng cổ và bảng tên nhằm mục đích xấu.

- Chó ở thành phố TuRin Ý phải được đi dạo 1 ngày 3 lần nếu không sẽ bị phạt lên đến 650USD. Hành vi hành hạ và bỏ rơi vật nuôi cũng có thể phạt chịu mức hình phạt lên đến 10000USD kèm với tối đa 1 năm tù.

- Hành hạ chó ở Thái Lan có thể bị xem là phạm tội hình sự và mức phạt cao nhất là 1663USD cùng với 2 năm tù giam.

 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang