Ứng dụng OTT Việt lên Wall Street Journal

Tờ báo kinh tế hàng đầu nước Mỹ dẫn lời ông Tom Mowat, Giám đốc nghiên cứu hãng tư vấn Analysys Mason, rằng thị trường OTT tại Việt Nam giờ chỉ là câu chuyện giữa Zalo và Viber.

Wall Street Journal (WSJ) nhận định, trong khi Viber được biết đến với thế mạnh gọi điện miễn phí, Zalo cung cấp cho người dùng dịch vụ đa dạng từ tin nhắn văn bản truyền thống đến tin nhắn thoại, hình động và mạng xã hội trên mobile. Ngoài ra, người dùng cũng có thể kết nối với nhau thông qua tính năng “Tìm quanh đây” có trong ứng dụng.

Theo WSJ, khác với Line, Wechat, Kakao Talk đều chạy đua thu hút người dùng ở Đông Nam Á, chiến lược của Zalo là tập trung vào thị trường Việt Nam.

Bản đồ quốc tế người dùng Zalo cho thấy ứng dụng này đã có mặt ở nhiều khu vực trên thế giới.
Bản đồ quốc tế người dùng Zalo cho thấy ứng dụng này đã có mặt ở nhiều khu vực trên thế giới.

Tháng 3/2014, Zalo vượt mốc 10 triệu người dùng, chiếm 11% dân số Việt Nam và 50% số người sử dụng smartphone. Hiện nay, ứng dụng có khoảng 12 triệu người dùng với khoảng 150 triệu tin nhắn được chuyển đi mỗi ngày.

Ngoài Việt Nam, Zalo còn xuất hiện ở các quốc gia, vùng lãnh thổ có cộng đồng người Việt sinh sống như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… và cả những vùng đất xa xôi như Angola ở tận châu Phi hay khu vực Trung Đông. 

Ông Vương Quang Khải, lãnh đạo dự án, khẳng định trong thời gian tới, Zalo vẫn chỉ tập trung vào việc đầu tư nâng chất lượng sản phẩm, để mở rộng tập khách hàng.

Đáng chú ý, về nguồn thu tương lai, ông Khải kỳ vọng sẽ đến từ thương mại trên mobile. “Lợi thế của OTT là chia sẻ địa điểm và trao đổi trực tiếp sẽ giúp giảm thiểu thời gian giao nhận, chi phí vận chuyển, chi phí liên lạc. Người mua sản phẩm có thể tra cứu rất nhanh địa điểm có món hàng ở gần vị trí của họ và chat trực tiếp với người bán hàng”.

Tuy nhiên, để cụ thể hóa và thành công với mô hình này, ông Khải nhấn mạnh tất cả mới là khởi đầu, kể cả với những ứng dụng OTT khác trên nhiều thị trường Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.

Làn sóng OTT đang tạo ra cuộc cách mạng mới cho ngành viễn thông. Đồng thời, thiết lập những kỷ lục mới trong các vụ mua bán sáp nhập trên thế giới, như Facebook trả 19 tỷ USD để sở hữu WhatsApp, Rakuten mua Viber với giá 900 triệu USD.

Tầm ảnh hưởng toàn cầu của OTT cũng là lí do mà gần đây Line (Nhật Bản) và VNG (đơn vị chủ quản của Zalo) được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) vinh danh là những doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng trên toàn cầu (Global Growth Companies).

Theo Tạp chí Xã Hội Thông Tin

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Jujutsu Kaisen đối mặt với chỉ trích từ người hâm mộ Nhật Bản vì thiếu sự sáng tạo trong cốt truyện

Jujutsu Kaisen đối mặt với chỉ trích từ người hâm mộ Nhật Bản vì thiếu sự sáng tạo trong cốt truyện

hoanlagvnDũng Nhỏ

Series manga Jujutsu Kaisen của Gege Akutami chắc chắn đã tạo được tiếng vang trong những năm gần đây. Việc tác giả Gege Akutami mạnh tay loại bỏ một số nhân vật chủ chốt của bộ truyện mới đầu đã khơi gợi sự tò mò và hứng thú của độc giả. Tuy nhiên, có vẻ như cốt truyện đang dần trở nên thiếu sáng tạo và đổi mới, thường xuyên lặp lại những mô típ cũ khiến người hâm mộ bắt đầu cảm thấy nhàm chán.

Giải trí
Tuổi thọ ngắn ngủi của tác giả Manga: Nghiên cứu mới hé lộ sự thật đáng buồn

Tuổi thọ ngắn ngủi của tác giả Manga: Nghiên cứu mới hé lộ sự thật đáng buồn

hoanlagvnDũng Nhỏ

Vào ngày 1 tháng 3 năm 2024, cộng đồng người hâm mộ manga quốc tế chìm trong đau buồn khi hay tin tác giả huyền thoại Akira Toriyama qua đời đột ngột ở tuổi 68 vì xuất huyết dưới màng cứng cấp tính. Sự ra đi của cha đẻ Dragon Ball và Dr. Slump không chỉ để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người hâm mộ mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề tuổi thọ đáng lo ngại của các tác giả manga Nhật Bản.

Giải trí
Lên đầu trang