Bạn sẽ không tin nổi rằng những phụ kiện dành cho các hệ máy Nintendo có thể kỳ quặc đến như vậy. Tuy nhiên chúng vẫn được sản xuất và một số chúng vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
1. Game Boy Camera
Một chiếc camera với chất lượng không thể tệ hơn được nữa: Ảnh chỉ có màu đen trắng, chi tiết và độ phân giải thì thấp thôi rồi. Tuy nhiên đó lại là điều thần kỳ với những cậu bé, cô bé sở hữu Game Boy lucsu bấy giờ. Chỉ một chiếc camera nhỏ nhỏ gắn trên đầu chiếc máy chơi game quen thuộc, kết hợp cùng chiếc máy in Game Boy Printer là bạn đã có sẵn những bức ảnh đen trắng "in lấy liền" để khoe với bạn bè rồi đấy.
2. Robotic Operating Buddy
Robotic Operating Buddy hay ROB là một phụ kiện thú vị nhưng khá vô dụng, thích hợp cho các nhà sưu tập hơn là ứng dụng thực tế. Được ra mắt cho hệ máy NES 1985 và nó chỉ tương thích với 2 tựa game duy nhất: Gyromite và Stack-Up, ROB ngoài ra không còn sử dụng được với tựa game nào khác nữa cả. Ít ra chú robot này cũng được đưa vào làm nhân vật trong Mario Kart và Super Smash Bros.
3. Super Scope
Có công năng không khác gì mấy so với chiếc Zap Gun nhưng khẩu Super Scope lại có kích thước to hơn, khó sử dụng hơn nhiều. Chẳng ai lại dại gì mua khẩu súng này về cả, trừ các nhà sưu tập mà thôi.
4. Wii Wheel
Wii lúc ra mắt năm 2006 đã đạt được thành công vang dội và thay đổi cả ngành công nghiệp game khi ấy. Để chơi được các tựa game Wii bạn cần phải vận động khá nhiều và thậm chí có những phụ kiện ăn theo kỳ lại đến mức bạn phải thốt lên "đ*o tin được". Chiếc Wii Wheel là một phụ kiện như thế: Gắn tay cầm Wii của bạn lên một cái vô lăng bằng nhữa và thế là hết. Phải chi có cách nào cầm được chiếc điều khiển theo phương ngang như thế mà không cần Wii Wheel nhỉ?
5. Voice Recognition Unit
Chắc hẳn tậu món phụ kiện này thì bạn là một người cực kỳ đam mê và gắn bó với dòng game Pokemon rồi. Bộ nhận diện giọng nói VRU này nghe như trong phim khoa học viễn tưởng, ít nhất là vào thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước. Gắn vào chiếc máy chơi game N64, nói Hey You, Pikachu! và vậy là bạn đã tương tác được với game, 1 tựa game duy nhất rồi đấy. Đúng là đi trước thời đại quá cũng không tốt.
6. Here, Fishy Fishy Fishy
Các phụ kiện của Nintendo lúc ấy thường có giá không hề rẻ và công dụng của chúng cũng chỉ gói gọn trong vài tựa game mà thôi. Đó là nhược điểm lớn nhất của chúng. Tuy nhiên đó không phải là rào cản cho các nhà phát minh khi ở Nhật Bản vào năm 1998, Bandai đã đưa ra thị trường này một thiết bị với cái tên như trên, dùng sóng âm để phát hiện ra cá dưới lòng nước kèm theo một trò chơi câu cá nho nhỏ nữa. Bái phục.
7. Poke Ball Plus
Tựa game Pokemon tiếp theo sẽ là Let's Go Pikachu/Eevee nhưng đó không phải là những gì mà người hâm mộ chờ mong nhất. Phiên bản Remake của Pokemon Yellow là Pokemon Yellow Go mới được mong ngóng nhất. Và tuy chưa ra mắt nhưng tựa game đã thu hút nhiều nhà sản xuất phụ kiện cho ra đời các sản phẩm phục vụ game thủ, trong đó chiếc Poke Ball Plus thay thế cho Joy Con của Nintendo Switch sẽ giúp bạn "chứa" Pokemon và đem theo bên mình.
8. 3DS Stand
Tựa game Kid Icarus Uprising là một trong những tựa game tuyệt vời nhưng lại sinh ra không đúng thời điểm khi chiếc 3DS chỉ có 1 cần điều khiển bên trái và thiếu hẳn một cần bên phải. Điều này làm việc điều khiển nhân vật khá khổ sở. Các nhà phát minh đã chế ra một chân đế giúp việc di chuyển bút điều khiển đỡ mệt hơn. Tuy vậy nó không giúp ích gì nhiều cả.
9. Wii Zapper Gun
Có cần thiết không khi không có bao nhiêu tựa game có thể tận dụng được phụ kiện này. Một chiếc nunchuck gắn với đế nhựa, bên trên là chiếc cần điều khiển Wii và thế là hết. Tuy nhiên một số người chơi đam mê bắn súng trên Wii vẫn thấy nó hữu dụng và không thể sống thiếu phụ kiện này.
10. Nintendo E-reader
Nintendo E-reader. Xuất xứ: Nhật Bản. Thời gian ra mắt: 2001. Tương thích: Game Boy Advance. Công dụng: Quét mã vạch để kiếm phần thưởng trong một số game nhất định. Lại bảo EA mới biết cách hút máu đi!
(Còn tiếp)
Jelly Donuts