Facebook và Australia tái hòa nhập với nhau sau hàng loạt những bất đồng

Sau một cuộc đàm phán với chính phủ thì Australia và Facebook đã lại một lần nữa bắt tay với nhau

Vào tuần trước thì Facebook đã bất ngờ chặn những người dùng tại Australia chia sẻ và xem những nội dung, tin tức trên nền tảng của mình, điều này đã vấp phải những chỉ trích của các cơ quan truyền thông và chính phủ Australia. Từ đó thì Chính phủ Australia và Facebook luôn đứng trong thế đối đầu khi giới chức đề xuất dự luật thách thức sự thống trị của Facebook và Google trên thị trường nội dung tin tức.

Tuy nhiên sau một cuộc đàm phán giữa bộ Tài chính Josh Frydenberg và giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg thì một thỏa thuận giữa 2 bên đã được ký kết. Cũng từ đó mà tin tức Australia sẽ tiếp tục hợp tác với mạng xã hội này trong những ngày tới đang được cộng đồng mạng tại nước Úc vô cùng quan tâm.

Facebook và Australia tái hòa nhập với nhau sau hàng loạt những bất đồng

Cuộc chiến giữa Australia và Facebook đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của các quốc gia khác, bao gồm Canada, Anh khi cả 2 cũng đang xem xét về những điều luật tương tự đối với MXH này.

“Facebook đã kết bạn lại với Australia và tin tức của Australia sẽ được khôi phục trên nền tảng Facebook,” ông Frydenberg nói với các phóng viên tại Canberra hôm thứ Ba, theo Reuters.

Ông Frydenberg cũng cho biết thêm rằng Australia đã chiến đấu một cuộc chiến "ủy nhiệm cho thế giới" khi mà các tổ chức pháp lý đương đầu với những công ty công nghệ về một loạt những vấn đề xung quanh chuyện sử dụng tin tức và nội dung khác.

Mặc dù những công ty công nghệ lớn và các công ty truyền thông thường có các mâu thuẫn với nhau về việc sử dụng nội dung, tin tức ở nhiều nơi, nhưng những luật được đề xuất tại Australia được xem là mở rộng nhất, đồng thời trở thành một khuân mẫu khả thi mà những quốc gia khác có thể noi theo và học hỏi.

“Facebook và Google đã không giấu giếm sự thật là họ biết mọi con mắt của thế giới đang đổ dồn vào Australia và tôi nghĩ rằng đó là lý do tại sao họ tìm cách để tạo ra một cơ chế có thể hoạt động được ở đây”, bộ trưởng Frydenberg nói.

Cụ thể thì Australia đã đưa ra 4 sửa đổi bao gồm thay đổi trong cơ chế trọng tài bắt buộc phải sử dụng khi mà những gã khổng lồ công nghệ không thể đạt được những thỏa thuận truyền thông về những khoản thanh toán hợp lý để hiện thị nội dung tin tức.

Facebook cũng đưa ra phản hồi rằng họ hài lòng với những sửa đổi này và nó sẽ cần duodcj thông quan trong các tiến trình lập pháp tại quốc hội trong thời gian tới.

Phó chủ tịch Facebook về Đối tác tin tức toàn cầu Campbell Brown cho biết trong một tuyên bố trực tuyến:

“Chính phủ (Australia) đã làm rõ rằng chúng tôi sẽ duy trì khả năng quyết định xem tin tức có xuất hiện trên Facebook hay không để chúng tôi không tự động phải đối mặt với một cuộc đàm phán bắt buộc”

Bà cũng cho biết rằng công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng tin tức trên toàn cầu cũng như "chống lại nỗ lực của các tập đoàn truyền thông nhằm thúc đẩy các khuôn khổ quy định không tính đến việc trao đổi giá trị thực giữa các tờ báo và các nền tảng như Facebook”.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang