HĐBA LHQ tổ chức cuộc thảo luận chính thức đầu tiên về rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại trong thời gian gần đây.
Lần đầu tiên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp tại trụ sở chính ở New York để thảo luận về một trong những vấn đề được tranh luận sôi nổi nhất năm 2023, trí tuệ nhân tạo.
Được triệu tập bởi Vương quốc Anh, các quốc gia thành viên đã thảo luận về những rủi ro và lợi ích vốn có trong công nghệ mới nổi này.
So sánh AI với báo in, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết, mặc dù phải mất hơn 50 năm để sách in được phổ biến rộng rãi trên khắp châu Âu, nhưng “ChatGPT đã đạt 100 triệu người dùng chỉ sau hai tháng”.
Khi các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh xây dựng các hàng rào bảo vệ xung quanh AI, Hội đồng Bảo an cũng cho rằng các quốc gia thành viên tương ứng phải xây dựng các chiến lược quốc gia về thiết kế, phát triển và sử dụng AI có trách nhiệm, phù hợp với nghĩa vụ của họ theo luật nhân đạo quốc tế và luật nhân quyền.
Guterres cũng kêu gọi các quốc gia thành viên nhất trí về một khuôn khổ toàn cầu để điều chỉnh và tăng cường cơ chế giám sát đối với các công nghệ như AI.
AI huỷ hoại loài người?
Là "con dao hai lưỡi", AI đang thay đổi thế giới kễ từ khi ra mắt trước công chúng, nhưng sự tuyệt chủng có thể xảy ra nếu loài người không biết cách kiểm soát AI, điều mà nhiều chuyên gia đưa ra trước đó cũng như là mục tiêu trong cuộc họp.
Yi Zeng, thuộc Viện Tự động hóa thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, nói rằng cả AI trong ngắn hạn và dài hạn đều có nguy cơ khiến loài người tuyệt chủng đơn giản chỉ vì “chúng ta chưa tìm ra cách bảo vệ mình khỏi việc AI sử dụng sự yếu đuối của con người.”
Ông nhấn mạnh cần phải đảm bảo sự kiểm soát, hiệu quả và có trách nhiệm của con người đối với tất cả các hệ thống thiết bị, công cụ hỗ trợ AI.
Thông tin sai lệch và nội dung kích động
Guterres nhận xét: Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo AI “có thể là thời điểm quyết định cho thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch”.
AI có thể được sử dụng để tuyên truyền ngôn từ kích động thù địch thông qua bot và ngược lại chúng cũng có thể hỗ trợ hạn chế các ngôn từ kích động trên trực tuyến bằng cách sử dụng tính năng phát hiện tự động, tương tự "dick-pic-bot" nổi tiếng của CEO Twitter Elon Musk.
Clark cũng cho biết, hiện tại chúng ta chưa có nhiều phương pháp và công cụ hỗ trợ AI để kiểm tra các nội dung phân biệt đối xử, lạm dụng hoặc an toàn, chính phủ có thể buộc các công ty phải chịu trách nhiệm và các công ty có thể giành được sự tin tưởng của thế giới bằng cách phát triển các hệ thống an toàn và đáng tin cậy.
Ông cảnh báo nếu không có sự đầu tư như vậy, cộng đồng quốc tế có nguy cơ trao tương lai cho một nhóm nhỏ các công ty tư nhân với rủi ro quyền dữ liệu vô cùng cao.
Buổi hợp được diễn ra ra sau khi Liên Hợp Quốc chủ trì hội nghị "AI for Good" ở Geneva, nơi chứng kiến sự tham dự của một số robot hình người mạnh nhất thế giới.
Tại hội nghị "AI for Good", một trong những robot được hỗ trợ bởi AI đã khiến khá nhiều người tham gia lo sợ khi nói rằng robot có thể điều hành thế giới tốt hơn con người.