Nintendo Switch được FBI sử dụng để giải cứu vụ bắt cóc trẻ em vị thành niên

Nintendo Switch được FBI sử dụng để xác định vị trí của một cô gái bị bắt cóc gần 11 ngày.

Một vụ bắt cóc tại Arizona, Mỹ đã được phá nhờ vào dữ liệu từ một công cụ mà ít ai biết được công dụng của nó. FBI cho biết, máy chơi game cầm tay Nintendo Switch đã được sử dụng để để xác định vị trí và thu thập dữ liệu của của nạn nhân bị bắt cóc.

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2022, một gia đình ở Virginia trình báo cô con gái 15 tuổi của họ mất tích. Sau những nỗ lực tìm kiếm ban đầu không mang lại manh mối nào về vị trí của nạn nhân, một người bạn của cô bé nhận ra tài khoản Nintendo Switch Online vừa trực tuyến, và thông báo điều này cho cảnh sát. 

Nintendo Switch được FBI sử dụng để giải cứu vụ bắt cóc trẻ em vị thành niên

Cục Liên Bang cũng khá bất ngờ khi cô bé đang ở trong một căn hộ cách đó hơn 3 km. Theo điều tra, chủ căn hộ có tên là Ethan Roberts, 28 tuổi là nghi phạm trong vụ bắt cóc. Thanh niên này được cho là đã làm quen với với nạn nhân trên mạng xã hội. Sau đó Roberts đã tới Virginia để gặp gỡ và đưa cô gái về nhà của mình ở Tolleson, Arizona.

Tuy nhiên, Roberts không để tâm đến việc cô bé mang theo chiếc Nintendo Switch của mình. Tại căn hộ của Roberts, cô gái cũng đã sử dụng Switch kết nối Wi-Fi để có thể "xem YouTube và tải game". Sau khi yêu cầu phía Nintendo of America, họ đã cung cấp địa chỉ IP của Roberts, và cảnh sát đã tìm được nhà, bắt giữ hắn chỉ sau 11 ngày kể từ khi sự việc xảy ra.

Nintendo Switch được FBI sử dụng để giải cứu vụ bắt cóc trẻ em vị thành niên

Tại toà án liên bang, Roberts phải đối mặt với 30 năm với hành vi bắt cóc, giao cấu trẻ vị thành niên và quay video khiêu dâm. 

Mặc dù một số người dùng luôn cảnh giác với của các thiết bị điện tử theo dõi mọi hành động của mình, tuy nhiên trường hợp trên cũng cho thấy được công dụng vô cùng hữu ích của các thiết bị theo dõi được sử dụng với mục đích tích cực. 

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Họa sĩ Kill la Kill Sushio “mắc bẫy” chính trị cực hữu: Lời xin lỗi muộn màng giữa làn sóng phản đối dữ dội

Họa sĩ Kill la Kill Sushio “mắc bẫy” chính trị cực hữu: Lời xin lỗi muộn màng giữa làn sóng phản đối dữ dội

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Mới đây, Toshio Ishizaki (Sushio) – họa sĩ thiết kế nhân vật của anime nổi tiếng Kill la Kill đã vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội sau khi bày tỏ sự ủng hộ công khai dành cho một chính trị gia Nhật Bản mang tư tưởng cực hữu và bài ngoại. Sự việc nhanh chóng lan rộng, gây tranh cãi sâu sắc trong cộng đồng mạng và khiến anh phải lên tiếng xin lỗi công khai.

Giải trí
Kodansha thắng lớn tại Nga: Phát hiện triển lãm “chui” Attack on Titan, thu về gần 1,3 tỷ đồng bồi thường bản quyền

Kodansha thắng lớn tại Nga: Phát hiện triển lãm “chui” Attack on Titan, thu về gần 1,3 tỷ đồng bồi thường bản quyền

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Mới đây, Kodansha – nhà xuất bản truyện tranh hàng đầu Nhật Bản đã giành được thắng lợi về mặt pháp lý trong vụ kiện chống lại công ty IQ Art Management LLC tại Nga. Công ty này đã tự ý tổ chức một triển lãm nghệ thuật trái phép, trưng bày 18 tác phẩm nổi tiếng, trong đó có loạt manga đình đám "Attack on Titan", mà không xin phép chủ sở hữu bản quyền.

Giải trí
Lên đầu trang