Nhân viên cũ tố ByteDance đánh cắp nội dung người dùng từ các nền tảng khác

Bên cạnh cáo buộc đánh cắp người dùng, Yintao "Roger" Yu cũng đưa ra một loạt bằng chứng cho thấy ByteDance có mối liên hệ "chặt chẽ" với chính quyền Trung Quốc trong khi đang hoạt động tại đất Mỹ.

Trưởng phòng kỹ thuật của ByteDance tại Mỹ đã bị sa thải ngay sau khi bày tỏ lo ngại với cấp trên rằng công ty đang lấy nội dung của người dùng từ các nền tảng khác, chủ yếu là Instagram và Snapchat.

Theo Reuters, người đàn ông có tên Yintao "Roger" Yu  đã đệ đơn kiện với tòa án bang San Francisco với cáo buộc rằng công ty cũ của mình đã lên "kế hoạch toàn cầu để đánh cắp và thu lợi từ nội dung của người khác" mà không xin phép.

Nhân viên cũ tố ByteDance đánh cắp nội dung người dùng từ các nền tảng khác

Xem thêm: Hãng điện thoại lớn Trung Quốc, Oppo chính thức đóng cửa bộ phận phát triển chip 

Ngay sau khi Yu bày tỏ những lo ngại với các đơn vị cấp cao của công ty, họ đã bác bỏ chúng và yêu cầu ông phải che giấu các các chương trình được cho là bất hợp pháp. Cuối cùng ông bị sa thải vào tháng 11 năm 2018. 

Bên cạnh đó, Yu cũng cho rằng ByteDance đang lập trình những tài khoản ảo để đẩy số liệu người dùng của nền tảng và phục vụ như một công cụ để tuyên truyền những thông tin có lợi cho Trung Quốc. 

Những tài khoản ảo này cũng được dùng để “thích” và “theo dõi” tài khoản người dùng thực nhằm tăng số liệu tương tác, giúp thu hút nhà đầu tư tiềm năng.

Bày tỏ với toà án, Yu hy vọng sẽ cấm ByteDance ăn cắp nội dung của các nền tảng mạng xã hội khác. 

Nhân viên cũ tố ByteDance đánh cắp nội dung người dùng từ các nền tảng khác

Trả lời với những cáo buộc trên, Bytedance cho biết: "Chúng tôi dự định phản đối mạnh mẽ những gì chúng tôi tin là những tuyên bố và cáo buộc vô căn cứ, trong khi ông Yu làm việc cho ByteDance chưa đầy một năm." Đồng thời cho biết thêm rằng công ty chỉ thu thập dữ liệu phù hợp với bộ luật của ngành và chính sách toàn cầu của mình. 

Thông tin được đưa ra ngay thời điểm ứng dụng TikTok thuộc sở hữu của ByteDance đối mặt với áp lực về lệnh cấm toàn quốc từ chính phủ Mỹ do lo ngại về ảnh hưởng tiềm ẩn của Trung Quốc đối với ứng dụng này.

Nhân viên cũ tố ByteDance đánh cắp nội dung người dùng từ các nền tảng khác

Xem thêm: Một hãng công nghệ Trung Quốc công bố một con chip trông rất giống với Intel Core i3

Vào tháng 3 năm 2023, Chính quyền Biden đã yêu cầu công ty mẹ của TikTok, ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, bán cổ phần của họ hoặc có thể đối mặt với lệnh cấm từ Mỹ.

Động thái vào thời điểm đó là mới nhất và ấn tượng nhất trong một loạt những điều mà Mỹ đã làm trước đó, do lo ngại ngày càng tăng về dữ liệu bảo mật. Các nhà lập pháp và cơ quan cấp cao của Mỹ đã đưa ra quan ngại về việc ứng dụng Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia và với hơn 100 triệu người dùng Mỹ trên TikTok, chính quyền cảm thấy rằng dữ liệu người dùng của ứng dụng có thể bị rò rỉ cho chính phủ Trung Quốc.

Mặc dù TikTok đã bị cấm trên các thiết bị di động do chính phủ cấp ở Mỹ, nhưng sự cố này là lần đầu tiên đề cập đến lệnh cấm tiềm năng trên toàn quốc.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Hơn 200 bo mạch chủ Gigabyte gặp lỗ hổng firmware nghiêm trọng, nguy cơ bị tấn công không thể phát hiện

Hơn 200 bo mạch chủ Gigabyte gặp lỗ hổng firmware nghiêm trọng, nguy cơ bị tấn công không thể phát hiện

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Một loạt lỗ hổng bảo mật vừa được phát hiện trên hơn 200 bo mạch chủ Gigabyte, có thể dẫn đến nguy cơ tấn công hệ thống mà không thể phát hiện. Các lỗ hổng này tồn tại trong firmware UEFI của các bo mạch chủ, cho phép kẻ tấn công vượt qua các cơ chế bảo mật như Secure Boot và cài đặt phần mềm độc hại ẩn, ảnh hưởng đến hàng trăm mẫu bo mạch chủ sử dụng chipset Intel.

Giải trí
Manga "Frieren: Pháp Sư Tiễn Táng" cán mốc 30 triệu bản toàn cầu, chuẩn bị cho sự trở lại sau thời gian gián đoạn

Manga "Frieren: Pháp Sư Tiễn Táng" cán mốc 30 triệu bản toàn cầu, chuẩn bị cho sự trở lại sau thời gian gián đoạn

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Ngày 17/7, nhà xuất bản Shogakukan thông báo bộ manga Frieren: Pháp Sư Tiễn Táng đã chính thức vượt mốc 30 triệu bản phát hành trên toàn thế giới – một cột mốc ấn tượng cho dòng truyện fantasy giàu cảm xúc này. Sau hơn nửa năm gián đoạn, tác phẩm cũng sẽ chính thức quay trở lại vào ngày 23/7 tới, khiến người hâm mộ vô cùng háo hức.

Giải trí
Bom Tấn Điện ảnh Hàn Quốc Noise – "Tiếng Ồn Quỷ Dị": Kẻ Sát Nhân Mang Hình Hài... Âm Thanh

Bom Tấn Điện ảnh Hàn Quốc Noise – "Tiếng Ồn Quỷ Dị": Kẻ Sát Nhân Mang Hình Hài... Âm Thanh

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Điện ảnh Hàn Quốc tiếp tục khiến khán giả rùng mình với Noise – Tiếng Ồn Quỷ Dị, tác phẩm kinh dị khai thác yếu tố âm thanh làm trung tâm. Không còn là những con ma hay hung thủ máu lạnh, lần này chính tiếng gõ cửa, bước chân hay hơi thở mơ hồ lại trở thành nỗi ám ảnh. Với chủ đề độc đáo và cách thể hiện ấn tượng, phim nhanh chóng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ ngay trước ngày khởi chiếu.

Phim Ảnh
Lên đầu trang