Những quan điểm sai lầm về công nghệ (Phần 1)

Quân Kít

Dưới đây là quan niệm sai lầm về công nghệ xuất phát từ tin đồn được truyền miệng từ nhiều người dùng.

Hãy cùng nhìn lại một số quan niệm sai lầm phổ biến về công nghệ.

 

Chế độ ẩn danh trên trình duyệt luôn bảo mật

Có rất nhiều lý do khiến bạn cần một khoảng riêng tư khi lướt web, từ việc mua quà sinh nhật cho bạn gái, cho đến tìm kiếm thông tin nào đó mà chỉ riêng bạn muốn biết và chế độ ẩn danh là tính năng mà bạn nghỉ đến đầu tiên. 

Hầu hết các trình duyệt đều có chế độ ẩn danh, nhưng chế độ này có thể không hoạt động như đúng với tên gọi. Mặc dù đúng là lịch sử tìm kiếm, cookie và dữ liệu trang web của bạn không được lưu trữ trong chế độ ẩn danh, tuy nhiên địa chỉ IP còn sót lại.

Chế độ ẩn danh giúp không hiện thị thông tin người dùng trên các trang web (miễn là bạn không đăng nhập thông tin của mình), tuy nhiên tính năng này không ẩn địa chỉ IP của bạn. Hơn nữa, các hoạt động của bạn vẫn có thể bị nhà mạng theo dõi. Nếu bạn đang duyệt từ một địa điểm với thiết bị nào đó, họ có thể thấy tất cả hoạt động của bạn cho dù đang ở chế độ ẩn danh hay không. 

Có một số cách cho phép bạn duyệt web một cách riêng tư hơn, chẳng hạn như sử dụng VPN.

Xem thêm: Những lầm tưởng về Chế độ ẩn danh trên trình duyệt web mà bạn cần biết 

 

Các file đã xoá sẽ biến mất ngay lập tức 

Một quan niệm phổ biến khác mà đa phần người dùng mắc phải, khi bạn đã xoá một file nào đó, file đó sẽ mất trước mắt bạn hoàn toàn, nhưng thật sự không phải vây. Xoá file không giống như việc bạn ném chúng vào lò lửa. Thao tác này tương tự như việc bạn đặt chúng vào thùng rác và bạn có thể lấy lại file của mình một cách dễ dàng.

Khi bạn xoá một file, không đồng nghĩa file đó đã "bay màu" hoàn toàn. Thao tác này đơn giản như việc bạn bỏ bớt không gian mà file đó chiếm dụng. Và dữ liệu đó không hoàn toàn biến mất cho đến khi các dữ liệu khác bị xoá và chồng lên nhau.

Tính năng này cũng khá hữu ích khi mà bạn đã vô tình xóa dữ liệu đó và cần khôi phục nó. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là những người có ý định xấu có thể lấy lại các file đã xóa gần đây của bạn một cách dễ dàng.

 

Ứng dụng Task Killer tăng hiệu suất điện thoại của bạn

Ứng dụng Task Killer là một trong những chủ đề gây hiêu lầm và tranh cải nhiều nhất trong cộng đồng Android. Android là một HĐH đa nhiệm, được xây dựng với đặc tính là không cần phải người dùng đóng ứng dụng mà việc đó sẽ do HĐH đảm nhiệm. Task Killer cho phép người dùng quản lý cũng như xem các ứng dụng nào đang chạy và hoạt động ngầm. Ví dụ: Ứng dụng email hoặc MXH nào đó của bạn chạy ngầm để có thể thông báo cho bạn về các tin nhắn mới hoặc cập nhật những thông tin mới nhất. Việc tắt ứng dụng MXH hoặc email đó bằng cách sử dụng Task Killer thật vô nghĩa vì những ứng dụng này sẽ tự động hoạt động lại.

Task killer khiến điện thoại của bạn trở nên bất ổn định. Kill 1 process sẽ ảnh hưởng đến nhiều application đang sử dụng process đó. Bên cạnh đó, bạn gây ra sự gián đoạn bên trong HĐH, làm các application này phải mở lại để khởi tạo lại các process.

 

Điện thoại không chưa phần mềm độc hại

Điện thoại di động của bạn có thể sẽ không bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại, nhưng nó có thể bị lây nhiễm bởi các loại phần mềm độc hại khác. Trên thực tế, theo ZDNet , các cuộc tấn công phần mềm độc hại trên điện thoại thông minh đang gia tăng.

Phần mềm độc hại có thể lây nhiễm vào điện thoại của bạn khi tải xuống ứng dụng hoặc file đính kèm từ tin nhắn, cũng như khi kết nối với thiết bị khác, theo Avast. Đặc biệt điện thoại Android có nguy cơ nhiễm phần mềm độc hại thông qua các ứng dụng chứa mã độc mà người dùng vô tình tải về thiết bị. Nếu bạn là nạn nhân của cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại, bạn có thể thực hiện một số việc, bao gồm khởi động lại ở chế độ an toàn, gỡ cài đặt ứng dụng đáng ngờ và cài đặt ứng dụng bảo mật dành cho thiết bị di động. 

Xem thêm: Bao lâu thì bạn nên xoá lịch sử duyệt web của mình trên iPhone? 

 

Điện thoại full sóng đồng nghĩa là kết nối ổn định 

Một quan niệm sai lầm khác. Các vạch tín hiệu trên điện thoại của bạn là chỉ báo về vùng phủ sóng mà thiết bị đang nhận được từ các tháp di động gần đó. Trên thực tế, không có đơn vị đo lường tiêu chuẩn nào khi nói đến cách hiển thị thông tin tín hiệu trên điện thoại. Điều đó có nghĩa là cùng với số vạch phủ sóng trên hai thiết bị khác nhau không có nghĩa vùng phủ sóng sẽ giống nhau.

Nhiếu người dùng báo cáo rằng điện thoại của họ vẫn full đầy sóng nhưng lại gặp sự cố khi kết nối và thực hiện cuộc gọi, tại nơi đông người đang kết nối mạng cùng một lúc

(Còn tiếp) 

Bài cùng chuyên mục