Đồng hồ thông minh này được Chính phủ Anh cài đặt phần mềm nhận diện bằng cách quét khuôn mặt lên đến 5 lần mỗi ngày đối với những tội phạm nhập.
Đồng hồ thông minh mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng trong những năm gần đây. Ở Anh, thiết bị này sẽ được sử dụng để giám sát tội phạm nhập cư thông qua việc sử dụng công nghệ quét và nhận dạng khuôn mặt.
Xem thêm: Trẻ em Trung Quốc bị lừa hơn 35 triệu VND chỉ vì muốn qua mặt chính phủ để có nhiều thời gian chơi game online hơn
Đồng hồ thông minh này được Chính phủ Anh cài đặt phần mềm nhận diện bằng cách quét khuôn mặt lên đến 5 lần mỗi ngày đối với những tội phạm nhập. Họ cũng sẽ bị giới nghiêm, cấm ra vào các khu vực đặc biệt. Kế hoạch này dự kiến có hiệu lực vào mùa thu năm nay, với chi phí 7,25 triệu USD. Mặc dù vẫn chưa biết bao nhiêu chiếc đồng hồ sẽ được sản xuất và giá chế tạo riêng cho từng chiếc.
Cách thức hoạt động cụ thể sẽ yêu cầu người đeo chụp ảnh chính họ trên đồng hồ thông minh tối đa 5 lần mỗi ngày. Các hình ảnh sẽ được kiểm tra chéo với hình ảnh khuôn mặt sinh trắc học được lưu giữ trên hệ thống Home Office — bất kỳ xác minh không thành công nào sẽ yêu cầu kiểm tra thủ công.
Ngoài ra, đồng hồ thông minh này cho phép người dùng báo cáo SOS và theo dõi người đeo tương tự như Apple Watch.
Đồng hồ thông minh này sẽ được gửi đến cho những tội phạm có quốc tịch nước ngoài bị kết án hình sự, chẳng hạn như những người xin tị nạn.
Xem thêm: Trung Quốc đưa kiểm duyệt 'nội dung khiêu dâm" lên cấp độ mới với mũ đọc sóng não
Kế hoạch này đã gây ra nhiều tranh cãi về việc liên tục theo dõi và sử dụng tính năng nhận dạng khuôn mặt, vốn không hoạt động tốt được báo cáo trước đó.
Công bằng mà nói, công nghệ theo dõi này sẽ ít ngạc nhiên hơn nếu nó đến từ Trung Quốc. Khi mà hệ thống giám sát dân của đất nước này đang được phát triển khá mạnh mẻ, từ công cụ dự đoán tội phạm trong tương lai theo kiểu Báo cáo thiểu số , từ dáng đi - đến công nghệ nhận biết cảm xúc. Gần đây nhất là mũ bảo hiểm phát hiện nội dung khiêu dâm, một hình thức giải trí được coi là bất hợp pháp ở nước này kể từ năm 1949.