Ứng dụng Zalo nhận "bão" 1 sao và nhiều ý kiến phản đối sau khi thu phí người dùng

Ứng dụng chat phổ biến của người Việt, Zalo đang phải nhận hàng loạt vote 1 sao và nhiều ý kiến phản đối từ việc thu phí người dùng, trong khi dịch vụ thì vẫn chưa được nâng cấp.

Zalo, một ứng dụng chat phổ biến của người Việt đang phải chịu một loạt đánh giá 1 sao trên kho ứng dụng Google Play Store. Bên cạnh đó, nền tảng này còn nhận nhiều phản ứng từ người dùng khi bắt đầu triển khai thu phí 3 gói thuê bao tháng cho người dùng. 

Ứng dụng Zalo nhận "bão" 1 sao và nhiều ý kiến phản đối sau khi thu phí người dùng

Cụ thể, kể từ 1/8/2022, Zalo sẽ bắt đầu thực hiện thu phí. Người dùng cần mua 1 trong 3 gói trả phí gồm Standard (2.800 đồng/ngày), Pro (5.500 đồng/ngày) và Elite (55.000 đồng/ngày) để sử dụng nhiều tính năng của nền tảng này.

Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể sử dụng phiên bản miễn phí với một loạt tính năng bị giới hạn như là người dùng bị giới hạn 1.000 liên hệ trong sổ danh bạ. Đồng thời, các tài khoản này sẽ không được sử dụng username, chỉ trả lời tin nhắn từ người lạ 40 tin/tháng. Nhóm này cũng không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký.

Ứng dụng Zalo nhận "bão" 1 sao và nhiều ý kiến phản đối sau khi thu phí người dùng

Sau động thái này, một số người dùng cho rằng Zalo đã không nâng cấp bất kỳ tính năng nào mới mà lại thu phí. Việc Zalo thu phí đã khiến ứng dụng phải hứng trọn bão 1 sao, điểm trung bình của Zalo trên Google Play đang ở mức 4 sao. Ngoài ra, nhiều bình luận kêu gọi tẩy chay ứng dụng này để chuyển sang nền tảng khác. 

Bên cạnh những ý kiến phản đối, cũng không ít người dùng xem việc thu phí là bình thường. Một số ý kiến cho rằng người dùng bình thường ít bị ảnh hưởng bởi việc thu phí, khối doanh nghiệp mới là đối tượng phải chịu mức phí nhiều. 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

TikTok Kết Nối Cộng Đồng Game Việt Tại Gaming On Tiktok Hanoi Summit 2025

TikTok Kết Nối Cộng Đồng Game Việt Tại Gaming On Tiktok Hanoi Summit 2025

Khoa LêLê Khoa

Bằng cách kết hợp nội dung bản địa hoá với khả năng nắm bắt nhanh chóng các xu hướng thịnh hành, TikTok đã giúp "game hóa" nội dung một cách tự nhiên, biến trải nghiệm chơi game thành những câu chuyện gần gũi, gắn liền với âm nhạc, các hoạt động đời thường và sở thích của người chơi. Nhờ đó, các chiến dịch game dễ dàng tạo được sự kết nối với cộng đồng và đạt mức độ tương tác cao hơn so với cách tiếp cận truyền thống.

Giải trí
Lên đầu trang