Liệu việc "tẩy trắng" trong esports có phải là sự hi sinh cần thiết?
Cùng nhìn lại thương vụ mua bán trong lĩnh vực esports lớn nhất năm nay và một vài khía cạnh khác của nó nhé
Bom tấn chuyển nhượng đầu năm 2022
Vào ngày 24 tháng 1 năm 2022, tập đoàn Savvy Group của Ả Rập Xê Út đã "vô tình" tung ra một quả bom đối với ngành công nghiệp esports khi họ công bố việc mua thành công và sáp nhập ESL/Dreamhack và FACEIT. Hai tổ chức này đã hoạt động vô cùng năng nổ và thực sự có hiệu quả trong suốt lịch sử của họ. Đối với ESL, đây chính là nhà tổ chức giải đấu thuộc bên thứ 3 có qui mô lớn nhất thế giới với hàng trăm giải đấu lớn nhỏ dưới biên chế của mình, và FACEIT cũng là nơi ươm mầm những tài năng trẻ triển vọng trong esports, đặc biệt là tựa game CS:GO, một trong "big3" của nền esports thế giới. Một tỷ đô la Mỹ để mua lại ESL và 500 triệu đô la Mỹ khác để mua lại FACEIT là những con số mang tính chất phi thường và phần nào đó chứng tỏ được sức phát triển của ngành công nghiệp này. Việc có một nhà đầu tư mới (bất kể là nền tảng chính ở thời điểm hiện tại của họ là gì) sẵn sàng trả một cái giá thiên văn đến như vậy là một dấu hiệu đáng khích lệ cho một ngành công nghiệp vốn đã bị trì hoãn gần 2 năm vì COVID-19.
Bom tấn trị giá 1,5 tỉ USD hồi đầu năm của Savvy Group
Tất nhiên, các chủ sở hữu mới của hai tổ chức này không thiếu tiền. Họ được sự hậu thuẫn của chính phủ Ả Rập Xê Út, nhưng nếu xét theo khách quan thì số tiền mà họ bỏ ra cũng vô cùng đáng kể, ngay cả khi Ả Rập Xê Út đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng dầu mỏ. Nhưng, cụ thể thì con số này lớn đến mức nào? Có một ví dụ khá tương đồng nhưng ở ngành công nghiệp thể thao truyền thống. Câu lạc bộ bóng đá Newcastle United đã được mua lại bởi một tập đoàn do cùng một Quỹ đầu tư công của Ả Rập Xê Út (PIF) đứng đầu vào tháng 12 năm 2021. Nhưng, cái giá mà họ phải trả chỉ là khoảng 300 triệu đô la Mỹ cho 80% cổ phần, một phần nhỏ khi so với cái giá 1,5 tỉ đô la Mỹ mà Savvy Group công bố.
"Tẩy trắng" từ thể thao truyền thống đến thể thao điện tử
Rõ ràng, việc một quĩ chính phủ như PIF hầu như không bao giờ thực hiện công việc từ thiện, vậy tại sao họ lại bỏ một số tiền khổng lồ để mua cổ phần/mua lại cả một tổ chức esports? Nếu bạn đã theo dõi các sự kiện thể thao lớn trong vài năm qua, bạn nên quen dần với thuật ngữ Sports/Esports washing. Một số đội tuyển thể thao truyền thống như Paris St.Germain thuộc sở hữu của Qatar, hay những sự kiện như Thế vận hội mùa Đông Olympic 2022 vừa diễn ra ở Trung Quốc đều có một cái tên cực kì khủng bố đứng phía sau tài trợ. Thể thao và các sự kiện đã trở thành một công cụ yêu thích để đánh bóng tên tuổi, PR cho công ty và tạo được ấn tượng tốt trong lòng mọi người.
Và giờ đây, thể thao điện tử đang phải đối mặt với một tình huống cũng nan giải tương tự. Các chủ sở hữu mới vẫn chưa công bố bất kì sự thay đổi đáng kể nào, nhưng chỉ cần quyền sở hữu của họ là đủ để cảm thấy khó chịu khi bạn biết rằng lợi ích của bản thân đang bị lạm dụng để tạo ra một sự tốt đẹp cho một quốc gia đang có ấn tượng không tốt với quốc tế như Ả Rập Xê Út. Vậy, liệu esports có đi theo vết xe của thể thao truyền thống? Việc "tẩy trắng" này, ít ra đã không đến theo kiểu không báo trước. Các mối quan hệ đối tác giữa NEOM của LEC (giải đấu LMHT cao cấp nhất khu vực châu Âu) hay BLAST đã được công bố vào năm ngoái và ngay sau đó đã bị hủy bỏ. Vụ việc này rõ ràng là tiền thân của sự "tẩy trắng" mà chúng ta luôn nói tới. Trong quãng thời gian công bố dự định hợp tác này vào năm ngoái, một sự phẫn nộ cực kì lớn của cộng đồng và người hâm mộ đã đủ để Riot và BLAST phải xem xét lại các quyết định của mình một cách cẩn thận hơn.
Thương vụ mua lại Faceit và ESL có thể là bước đệm đầu tiên để "tẩy trắng" cho các tập đoàn đứng sau nó
Nhưng, việc "tẩy trắng" có thể hoạt động trong ngành esports hay không? Thực sự mà nói, sự phẫn nộ tính ra lại nhỏ hơn nhiều so với hai giao dịch kể trên. Tất nhiên, việc hạ nhiệt cộng đồng sẽ hạn chế khả năng người hâm mộ nói lên sự không hài lòng của họ một cách có ý nghĩa, nhưng esports không hoàn toàn có sự lựa chọn cho riêng mình. Cuối cùng, tất cả quyền lực trong thể thao điện tử dù tốt hơn hay tệ hơn, đều nằm trong tay các nhà phát triển trò chơi của các tựa game tương ứng. Nếu họ chọn như vậy, họ có thể quyết định không trao giấy phép tổ chức giải đấu nữa. Nhưng trừ khi mọi nhà phát triển và nhà xuất bản quyết định lựa chọn việc cắt bỏ hoàn toàn nhóm ESL + FACEIT khỏi các kế hoạch của họ, thì điều này vẫn chỉ là một điều tưởng tượng mà thôi. Xem xét tới sự miễn cưỡng của một số nhà phát triển như Valve trong việc kiểm soát trực tiếp các giải đấu, đó chắc hẳn phải là một điều vô cùng xa vời.
Liệu chúng ta có thể giúp giảm thiểu vấn đề này không?
Xét đến sự phát triển của ngành công nghiệp này, việc esports trở thành tài sản của những ông lớn trên toàn cầu là điều không quá ngạc nhiên, nhưng thật sự thì nghe hơi đau lòng. Vậy thì, liệu chúng ta có thể làm được điều gì hay không?
Đáp án là không. Việc bày tỏ sự quan tâm về một khía cạnh nào đó trong esports và gửi nó lên nhà phát hành cũng không giúp cho tình hình khá hơn thấy rõ. Người hâm mộ bình thường chỉ có thể làm được tới như vậy mà thôi. Cuối cùng, có lẽ đây là cái giá phải trả để esports vươn mình thành một phần của thể thao và được cộng đồng thế giới nói chung chấp nhận ngành công nghiệp này như những môn thể thao truyền thống khác.
Bài cùng chuyên mục