Nhờ vào những thay đổi trong khâu cấm chọn, SGD đã có một cú lội ngược dòng ngoạn mục trước đối thủ của mình là FFQ
FFQ ngay từ những giai đoạn Cấm chọn đầu tiên đã cấm đi vị trí Đi rừng kiểm soát và can thiệp ở đường sớm. Đây cũng là lối chơi thường thấy nhất của Kaiz với hai con bài là Rek’sai và Gragas cùng kết hợp với một Xạ thủ có khả năng thăng tiến sức mạnh cực tốt về cuối game như Kalista. Tất nhiên một lượt cấm dành cho Kalista là bắt buộc khi họ được chọn đầu tiên để cho đối phương không thể sở hữu được bộ đôi bất khả chiến bại là Kalista và Galio.
FFQ buộc phải cấm 1 vị tướng trong bộ đôi Kalista-Galio (nguồn ảnh: Internet)
Ngoài ra chúng ta có thể thấy SGD đã có một bước đi sai lầm đầu tiên với lựa chọn Lee Sin và Galio kèm theo sau đó trong hai lượt chọn. Lee Sin được đánh giá là một lựa chọn mạo hiểm khi sức mạnh của vị tướng này là không hề vượt trội. Tuy đây là một lựa chọn ưu tiên sau khi con bài Rek’sai và Gragas đã bị cấm nhưng việc ngay lập tức pick Lee Sin từ rất lớn đã tạo ra rất nhiều những kẻ hở để đối phương counter ở những lượt sau. FFQ khi thấy Lee Sin đã nhanh chóng chọn ngay hai vị tướng có khả năng khắc chế cực mạnh, đó chính là Olaf và Alistar. Olaf là một con bài có khả năng đấu tay đôi trong khu rừng cực mạnh mẽ với Ngọc Chinh Phục, còn Alistar là một vị tướng Hỗ trợ bảo kê sở hữu khả năng chống băng trụ không thể nào tốt hơn.
SGD có dấu hiệu bị out banpick ngay trong phase pick đầu tiên với con LeeSin quá sớm (nguồn ảnh: Internet)
Lối chơi của cả 2 bên đã hiện diện rõ ngay sau khi khâu cấm chọn kết thúc. FFQ lựa chọn cho mình một đội hình mạnh mẽ ở giai đoạn đầu trận, khả năng tay đôi khỏe và có nhiều khống chế để có thể kết hợp với Olaf nhằm mở ra nhiều cơ hội gank đường và giành lợi thế nhiều hơn. Còn về phía của SGD thì đội hình họ xây dựng lại xoay quanh Xạ thủ với việc lựa chọn farm hòa cả 3 đường, tận dụng khả năng của Kennen và Galio để có thẻ gây áp lực trong giao tranh tổng, tạo nhiều cơ hội hơn cho Kai'sa của Slayder có thể gây sát thương nhiều nhất có thể.
Đội hình FFQ thiên về đi đường còn SGD là thiên về bảo kê xạ thủ (nguồn ảnh: Vietnam Esports)
Game 1 diễn ra đúng như những gì mà đội hình của SGD yêu cầu, khi mà người Đi rừng cso thể kiểm soát và bảo vệ nửa bản đồi dưới của mình một cách tối đa và Kaiz có được Bùa Đỏ, Bãi sói và Cua Kì Cục. Thậm chí Kaiz còn cướp được Bùa Đỏ của DNK và ép cho người Đi rừng của FFQ phải mất Tốc Biến.
Mọi thứ dường như đang diễn ra rất thuận lợi cho SGD nếu như Sunsieu và Kaiz đã không quyết định tấn công DNK và bất ngờ bị chết ngược do cả 2 đã đánh giá quá thấp một Olaf với ngọc Chinh Phục. Chỉ với 1 điểm vào kỹ năng Rìu Máu cùng kết hợp với ngọc Chinh Phục, Olaf lúc này đã có 24% hút máu, một con số quá lớn chỉ trong phút thứ 5 ủa trận đấu và rất khó có thể bị giết. Trong khi đó Lee Sin chỉ mới ở cấp độ 3 với 2 Kiếm Dài và quá tự tin với khả năng dồn sát thương của mình, kết quả la SGD mất cả 2 người.
SGD đánh giá quá thấp Olaf Chinh Phục và đã phải trả giá (nguồn ảnh: Vietnam Esports)
Đây cũng chính là bước ngoặt của trận đấu khi mà Kaiz hoàn toàn không làm chủ được khu rừng của mình nữa, thậm chí anh lại tiếp tục bị hạ gục trong một nỗ lực cắm mắt tại bùa đỏ và bị DNK solo kill. Một Lee Sin phế đã khiến cho đội hình của SGD bị xáo trộn và luôn nằm ở thế bị động, khi mà Lee Sin là một vị tướng thiên về tấn công, mở giao tranh và áp lực lên cac công trình. Chưa kể đến việc Kenne và Viktor vẫn còn đang cần một số tiền tương đối để có thể tạo ra những combo áp đảo đối phương. Chỉ mới giữa game thôi mà thế trận đã như 4 vs 5 nên SGD để thua là một điều có thể đoán trước được.
DNK có một trận đấu bùng nổ với Olaf (nguồn ảnh: Internet)
Trong 2 game sau thì SGD đã nhanh chóng khắc phục được điểm yếu của mình trong khâu cấm chọn, họ đã để cho đối phương chọn Rừng trước, để rồi mình lấy được bộ đôi Đường dưới khá mạnh là Kai’sa Galio, kèm theo đó là một vị tướng đường trên khá khỏe là Aatrox. FFQ lại tiếp tục mắc sai lầm khi chọn ngay cho mình vị tướng Yasuo trong lượt pick thứ 4, để rồi Optimus lập tức vác Renekton ra Đường giữa khiến cho "Đấng" trong tay của Artifact đã phải vô cùng chật vật.
SGD thích nghi trận đấu rất tốt và thắng ngược trước FFQ (nguồn ảnh: Internet)
Cuối cùng thì FFQ đã mắc một sai lầm chí mạng khi đã dùng lại 3/5 vị tướng đã tùng ở game đấu trước, khiến cho lối chơi và cách di chuyển của họ không có quá nhiều thay đổi, dẫn đến việc bị bắt bài. Nhờ vậy mà SGD đã có một màn lội ngược dòng không thể nào thành công hơn trước đối thủ của mình là FFQ chỉ trong 2 ván đấu.
Theo Trí Thức Trẻ