Phygital Games là gì? Khi Thể thao điện tử song hành cùng Thể thao truyền thống
Phygital Games, là sự kết hợp giữa thể thao thể chất truyền thống và thể thao điện tử (E-sport), bắt nguồn từ ý tưởng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, với Games of the Future sẽ trở thành sự kiện đầu tiên
Từ ngày 21 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3 tới đây, các đội tuyển Thể thao Việt Nam chuyên nghiệp sẽ đặt chân đến Nga để tham gia Thế vận hội Games of the Future 2024, lần đầu tiên trải nghiệm lối chơi kết hợp giữa thể thao truyền thống và thể thao điện tử mang tên Phygital Games. Đây là sự kiện bắt nguồn từ ý tưởng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, bao gồm 21 môn thể thao điện tử, bên cạnh thi đấu robot, bóng đá, bóng rổ, hockey, ...
Phygital Games được định nghĩa là bao gồm Physical + Digital Games, đưa hoạt động vận động thể chất theo mô hình thể thao truyền thống vào các bộ môn thể thao thế hệ mới đang thịnh hành và phát triển. Games of Future 2024 sẽ bao gồm 5 nhóm môn chia theo 3 thể loại: Phygital sports (Thể thao thể chất số) ; Esports (Thể thao điện tử); Tech sports (Thể thao công nghệ). Thế vận hội tương lai thi đấu theo mô hình có giải thưởng, với tổng trị giá giải thưởng cho giải đấu năm 2024 dự kiến khoảng 10 triệu đô la Mỹ.
Vào tháng 10 năm ngoái, Hội thể thao Điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) đã giới thiệu Chương trình giới thiệu về phong trào Phygital Games và Thế vận hội của tương lai cho các bạn sinh viên và giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, thu hút gần 200 người và đạt được kết quả tích cực.
Hiện tại, Hội thể thao điện tử giải trí là tổ chức đầu tiên tiếp cận với loại hình thể thao kết hợp này. Được biết, Ban tổ chức Games of Future vẫn đang tiếp tục thử nghiệm và hoàn thiện dần các nội dung đưa vào thi đấu chính thức nên giai đoạn 2024 vẫn là giai đoạn mở (có thể có điều chỉnh bổ sung nhiều hạng mục và nội dung).
Physical Games hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng và mô hình mới mà ở đó, người sáng lập đảm bảo sự phát triển cân bằng của con người khi kết hợp giữa thế giới ảo và thực. Đó sẽ không phải là sự kiện của những game thủ ngồi lì một chỗ, mà có sự vận động thể chất linh hoạt. Tuy nhiên, để phát triển rộng khắp ở Việt Nam thiết nghĩ cần có lộ trình và kế hoạch cụ thể, trong đó vai trò chỉ đạo, định hướng phát triển thuộc về ngành TDTT và Hội thể thao Điện tử giải trí Việt Nam./.
Bài cùng chuyên mục