Dù số lượng người chơi của Free Fire là không hề ít nhưng có những lý do khiến cho nhiều game thủ Việt dường như không tích tựa game này một tí nào
Free Fire là một trong những tựa game sinh tồn cực kì nổi tiếng từng được Garena phát hành vào tháng 12 năm 2017 trên cả 2 nền tảng iOS và Android. Đây cũng là trò chơi được 111dots Studio (Việt Nam) phát triển.
Lối chơi của Free Fire cũng tương tự như những tựa game sinh tồn khác như PUBG hay Fortnite, tuy nhiên lợi thế của Free Fire đó là có thể được chơi trên những chiếc điện thoại cấu hình thấp và mỗi trận đấu cũng chỉ kéo dài khoảng 10 phút với 50 người chơi mỗi trận đấu. Với những lợi thế đáng chú ý như thế nên Free Fire dần chiếm được cảm tình của không ít người chơi không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra thế giới.
Đỉnh điểm là vào cuối năm 2019 khi mà Free Fire đạt được một thành tựu mà bất kì nhà sản xuất game nào cũng mơ uốc, đó chính là doanh thu lên đến 1 tỷ USD. Với doanh thu như thế thì chúng ta cũng có thể thấy được sức ảnh hưởng của tựa game này đáng kinh ngạc đến như thế nào, bất chấp dự nổi tiếng của PUBG Mobile trên thị trường thế giới.
Dù đạt được những thành công ngoài mong đợi như thế nhưng Free Fire càng ngày càng mất đi sức hút của mình, từ một tựa game từng là niềm tự hào của game thủ Việt cho đến việc bị chỉ trích và gán những biệt danh không mấy hay ho như "Lửa Chùa, Lửa Miễn Phí" và kết quả là trở thành một trong những tựa game bị game thủ Việt ghét nhất ở thời điểm hiện tại.
Vì sao mà Free Fire lại bị người chơi hắt hủi đến như thế?
Vấn đề của Free Fire bắt đầu từ lối đi khác biệt mà trò chơi này định hướng ngay từ khi được phát hành, khi mà hầu hết những tựa game sinh tồn chọn lối chơi cân bằng, đúng theo bản chất của một tựa game Esports với những trang phục và skin vũ khi chỉ để trang trí là chính thì Free Fire lại thêm vào những chỉ số vào trong những món đồ thời trang đó, khiến cho tựa game trở nên mất cân bằng hơn bao giờ hết.
Những nhân vật của Free Fire cũng có cho mình những kỹ năng riêng và khi phối hợp với những nhân vật khác sẽ tạo nên một combo cực kì mạnh, thậm chí là bất khả chiến bại. Còn vũ khí thì chỉ cần khoác một lớp áo mới là sẽ có thêm một loạt những thông số cực kì có lợi. Và khi bắt đầu quá lạm dụng điều này thì Free Fire đã trở thành một tựa game "pay to win" đúng nghĩa.
Nếu định hướng của game đã là như thế thì việc để cho người chơi có thể cày lấy nhân vật có thể được xem là tạm chấp nhận được, tuy nhiên Garena lại không nghĩ như thế khi liên tục cho ra mắt những trang phụ, skin vũ khí mới và nhân vật mới, từ đó tung ra hàng loạt những sự kiện để kích nạp cho game thủ.
Tương tự như Liên Quân Mobile thì những nhân vật mới trong Free Fire đều có sức mạnh vượt trội hơn hẳn so với lớp nhân vật cũ, những vòng quay bằng Kim Cương liên tục xuất hiện những vật phẩm hấp dẫn, Free Fire càng thu tận thu tiền của người chơi hơn bao giờ hết, từ đó sự búc xúc của người chơi càng ngày càng gia tăng rõ rệt.
Càng ngày thì Free Fire càng không có đất cho những người chơi muốn "cày chay" bởi sự cân bằng của Free Fire là một thứ gì đó quá xa vời. Nói trắng ra là một người chơi cày chay chắc chắn không thể nào đọ lại được một người chơi có được những nhân vật VIP hay trang bị VIP cả. Dù mang tên Free Fire nhưng ai cũng ngán ngẩm khi người chơi phải nạp tiền mới mạnh được.
Hiện tại thì số lượng người chơi Free Fire rất đông, tuy nhiên một phần không nhỏ những người chơi đó lại là những game thủ "nhí" vẫn còn đang ở tuối cắp sách tới trường. Hình ảnh những cậu học sinh cầm chiếc điện thoại để chơi Free Fire không còn quá xa lạ nữa và đó là lý do mà nhiều người gọi Free Fire là "game thiếu nhi" vì số lượng học sinh cấp 1, cấp 2 tham gia game là vô cùng lớn.
Dù vẫn là một tựa game có lượng người chơi đông đảo nhưng nếu cứ tiếp tục hướng đi "pay to win" của mình, kèm theo đó là hàng loạt những bom tấn chất lượng xuất hiện trong năm 2020 thì Free Fire hoàn toàn có thể "hụt hơi" trên thị trường game sinh tồn quốc tế.