Phiên bản làm lại của Warcraft III là có thật?

Tin đồn đã sắp trở thành sự thật sau một loạt những động thái rõ ràng từ phía Blizzard trong suốt thời gian vừa qua.

Blizzard sẽ giới thiệu máy chủ thử nghiệm Public Test Realm (PTR) của Warcarft IIIsau hơn 15 năm tựa game này ra mắt lần đầu.

Phiên bản làm lại của Warcraft III là có thật?

Mục đích chính của Blizzard khi khởi lập server PTR là để thực hiện nhiều thay đổi cân bằng cũng như hiệu chỉnh sự đa dạng của các item. Nhiều cải thiện khác cũng đã được lên kế hoạch, bao gồm nâng cấp các asset và lắng nghe cộng đồng Warcraft về những vấn đề họ thấy cần phải được khắc phục, theo một bài đăng mới đây nhất trên trang blog chính thức của Blizzard.

Phiên bản làm lại của Warcraft III là có thật? 2

Phiên bản làm lại của Warcraft III là có thật? 3

Phiên bản làm lại của Warcraft III là có thật? 4

Liệu đây có phải là một bằng chứng xác thực nhất mà Blizzard sớm gửi đến fan hâm mộ về sự khả thi của một phiên bản Warcarft III làm lại? Thật khó để khẳng định vào lúc này, nhưng hẳn là fan đang rất vui lòng khi chứng kiến Blizzard đang chú ý tới một trong những tựa game lâu đời và được yêu thích bậc nhất.

Thông tin về phiên bản làm lại của Warcraft III đã xuất hiện tràn lan trên mạng Internet vài tháng trước khi Blizzard cho đăng tải một danh sách tuyển dụng nhân sự cho bản Remastered của tựa game RTS huyền thoại, và cả Diablo II.

Sự xuất hiện của StarCraft Remastered chắc chắn đã là một cú sốc lớn với cộng đồng người chơi và fan hâm mộ - những người luôn kỳ vọng Blizzard sẽ thực hiện những hành động tương tự với các tựa game nổi danh khác của hãng trong tương lai – ngay cả The Lost Vikings.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Hơn 200 bo mạch chủ Gigabyte gặp lỗ hổng firmware nghiêm trọng, nguy cơ bị tấn công không thể phát hiện

Hơn 200 bo mạch chủ Gigabyte gặp lỗ hổng firmware nghiêm trọng, nguy cơ bị tấn công không thể phát hiện

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Một loạt lỗ hổng bảo mật vừa được phát hiện trên hơn 200 bo mạch chủ Gigabyte, có thể dẫn đến nguy cơ tấn công hệ thống mà không thể phát hiện. Các lỗ hổng này tồn tại trong firmware UEFI của các bo mạch chủ, cho phép kẻ tấn công vượt qua các cơ chế bảo mật như Secure Boot và cài đặt phần mềm độc hại ẩn, ảnh hưởng đến hàng trăm mẫu bo mạch chủ sử dụng chipset Intel.

Giải trí
Lên đầu trang