Tổng hợp xếp hạng các tựa game God of War theo Metacritic
Kể từ khi ra mắt lần đầu vào năm 2002 đến nay, God of War đã tạo nên chỗ đứng vô cùng vững chắc trong làng game giả lập thế giới. Hãy cùng xem thứ hạng của từng tựa game God of War dựa theo Metacritic, tổng hợp tại đây
Với tựa game God of War của Sony Santa Monica đã chính thức ra mắt, giờ đây cộng đồng hâm mộ God of War lại tiếp tục được một phen "dậy sóng", cùng Kratos bước chân vào hành trình mới đầy hứa hẹn ở vùng đất Bắc Âu kì bí với cậu con trai Atreus của mình. Ra mắt lần đầu vào năm 2005, thương hiệu God of War được xem như một tượng đài game hành động trên hệ máy giả lập PlayStation. Nếu chưa có dịp tham gia hành trình mới nhất của Kratos, sao các bạn không ngồi lại và cùng nhìn qua xếp hạng đánh giá các tựa game God of War đã ra mắt trước đây, xem thử chúng đạt được bao nhiêu điểm trên Metacritic nhỉ? Liệu có cái tên yêu thích của bạn trong này không? Cùng xem nào.
God of War: Ascension
Điểm Metacritic: 80
Thời điểm ra mắt: 2013
Ra mắt vào năm 2013, God of War: Ascension đóng vai trò một phần tiền truyện cho toàn bộ thương hiệu chặt chém lừng danh của Sony Santa Monica, mang đến những yếu tố lối chơi chưa từng thấy trước đây, như chế độ chơi multiplayer và DLC. Tương tự những phần trước đó, Kratos vẫn bước đi trên con đường phục hận, cố gắng thoát khỏi sự giận dữ đang bám lấy mình, cũng như nguồn cơn của nó, Thần chiến tranh Ares.
Ascension mặc dù có điểm số thấp nhất trên Metacritic, nhưng game đã nhận được sự chú ý đáng tích cực, với những lời khen ngợi dành cho hệ thống chiến đấu đã được cải tiếng, nền tảng đồ họa phát huy tối đa sức mạnh của cỗ máy PS3 khi đó, và chế độ chơi multiplayer hấp dẫn đáng ngạc nhiên. Ascension chễm chệ nhận được điểm số 80 trên Metacritic với điểm số đánh giá từ người dùng là 7.6.
God of War: Ghost of Sparta
Điểm Metacritic: 86
Thời điểm ra mắt: 2010
Ghost of Sparta đóng vai trò phần tiếp theo cho tựa game God of War: Chains of Olympus trên PSP, với Kratos khám phá cội nguồn của mình, từ đó dẫn anh đến gặp mẹ của mình là Calisto, và tiếp đến là hành trình tìm kiếm người anh trai Deimos. Ghost of Spartan không thật sự giúp đẩy mạnh thương hiệu, nhưng vẫn là một trải nghiệm God of War vững chắc, thật sự thúc đẩy những giới hạn của hệ thống máy chơi game cầm tay đầu tiên do Sony phát hành, với giới phê bình đánh giá chất lượng của nó không thua kém gì các tựa game God of War trên PS2. Điều này góp phần giúp Ghost of Sparta nằm ở mức điểm 86 với điểm số đánh giá của người dùng là 8.5.
God of War: Chains of Olympus
Điểm Metacritic: 91
Thời điểm ra mắt: 2008
God of War: Chains of Olympus đóng vai trò một phần tiền truyện cho tựa game God of War đầu tiên trên PS2, và là tựa game God of War đầu tiên được phát triển cho PSP. Cốt truyện xoay quanh nhiệm vụ tìm kiếm Thần Mặt trời Helios của Kratos, dưới sự dẫn dắt của nữ thần Athena. Chains of Olympus mang đến những màn giải đố và lối chiến đấu dựa vào những đòn liên hoàn vốn là "đặc sản" của seri, và bằng cách nào đó đã khiến toàn bộ tính năng đều chạy ổn trên PSP mà không gặp bất kì vấn đề nào, thậm chí thêm cả một mini-game nổi tiếng của Kratos với một ... phụ nữ ở đầu game, điều mà hãng đã cân nhắc loại bỏ trong phần God of War mới nhất. God of War: Chains of Olympus, bên cạnh Ghost of Sparta, là một trong số những tựa game PSP hay nhất, thể hiện qua mức điểm 91 trên Metacritic, và đánh giá người dùng đạt đến 8.6.
God of War III
Điểm Metacritic: 92
Thời điểm ra mắt: 2010
God of War III chính là điều mà người hâm mộ cần sau các phiên bản trước đây trong seri. Phần thứ ba của thương hiệu hành động - chặt chém lấy bối cảnh thần thoại Hy Lạp có quy mô cực lớn, và cho thấy sức mạnh mà PS3 có thể đạt tới, với một số nhà phê bình cho rằng Kratos là một trong số những nhân vật trò chơi điện tử có tạo hình tốt nhất, thậm chí game còn được đánh giá cao hơn cả Uncharted 2 của Naughty Dog. God of War III đã tận dụng mọi thứ khiến cho thương hiệu này trở nên nổi tiếng, và đẩy nó lên thêm vào bậc nữa, khiến hành trình chinh phục đỉnh Olympus của Kratos mang đến cảm giác như thành tựu vĩ đại nhất của bất kì game thủ nào từng chơi qua. God of War III đạt mức điểm rất cao, 92 trên Metacritic, với mức đánh giá của người dùng là 8.7.
God of War II
Điểm Metacritic: 93
Thời điểm ra mắt: 2007
Thông thường, rất khó để phần tiếp theo của một tựa game được yêu thích có thể trở nên tuyệt vời hơn, hoặc chí ít là ngang bằng về chất lượng, nhưng God of War II đã làm được điều đó, với nhiều máu hơn, nhiều đòn liên hoàn hơn, và lối chiến đấu chặt chém trực diện mang đến cảm giác cực kì thỏa mãn. Lần này, Kratos thật sự là Thần Chiến tranh, kể từ sau khi anh giết Ares, nhưng Zeus đã phản bội Kratos, và lấy đi toàn bộ sức mạnh anh vừa có được, khiến Kratos phải tìm cách quay ngược thời gian để sửa chữa sai lầm của Zeus. God of War II nằm ở mức điểm cao hơn phần tiếp theo 1 mức, 93 trên Metacritic, với mức đánh giá của người dùng đạt 8.9.
God of War
Điểm Metacritic: 94
Thời điểm ra mắt: 2005
Với lối chơi hành động và bạo lực đỉnh cao, màn ra mắt của God of War trên PlayStation 2 hoàn toàn thành công, nhận được hàng tá ngôi sao vàng và vô số lời khen ngợi từ người hâm mộ cũng như giới phê bình. Bối cảnh câu chuyện kể về một cựu đội trưởng Spartan tìm cách hạ gục Thần Chiến tranh Ares, đã tạo nên một tựa game tuyệt vời, và các nhà phát triển tại Santa Monica Studios hoàn toàn chinh phục giới game thủ PS2 thời điểm đó. Việc cho người chơi cơ hội hạ gục những sinh vật nổi tiếng như Medusa, Cyclops và Hydra đã khiến God of War trở nên vĩ đại hơn nhiều so với một tựa game hành động thông thường, với mức điểm 94 của Metacritic, và 8.9 từ người dùng.
God of War (2018)
Điểm Metacritic: 94
Thời điểm ra mắt: 2018
Phiên bản God of War nào có thể ngang tầm với phiên bản đầu tiên? Chỉ có thể là God of War 4, với màn xuất hiện hết sức ấn tượng tại E3 2016, sau đó chinh phục người hâm mộ tại E3 2017, và nay là chinh phục toàn thể cộng đồng game thủ PS4 trên thế giới. Việc gọi tựa game này chỉ đơn giản là "God of War" cho thấy nó không chỉ là một khởi hành mới cho nhân vật chính của chúng ta, mà còn hơn cả việc nhấn vào nút tái khởi động hệ thống game. Vẫn là Kratos mà chúng ta đã biết, nhưng lần này, mọi thứ đã trở nên khác biệt.
Toàn bộ game được trình bày trong một cảnh gọn gàng, đồng nghĩa hoàn toàn không có chuyển cảnh; toàn bộ game đơn giản là một cảnh quay dài với những màn chiến đấu và khám phá được ném vào, và không thể nói gì hơn ngoài từ xuất sắc, với mức điểm 95 của Metacritic, và hàng loạt những điểm 9, điểm 10 từ vô số tờ báo uy tín khác. Có thể nói, God of War trên PS4 đã khiến cho những game thủ trên PC và Xbox One phải thật sự ganh tỵ.
Nguồn: Tổng hợp
Bài cùng chuyên mục