Có ít nhất là 1,65 triệu máy tính của người dùng đang trở thành công cụ "đào" tiền điện tử cho hacker

Nhờ bản chất vô danh của các loại tiền điện tử như Bitcoin, nó đã trở thành loại công cụ giao dịch hữu ích đối với tất cả loại tội phạm, từ những kẻ buôn bán ma túy đến các hacker đòi tiền chuộc.

Nhờ bản chất vô danh của các loại tiền điện tử như Bitcoin, nó đã trở thành loại công cụ giao dịch hữu ích đối với tất cả loại tội phạm, từ những kẻ buôn bán ma túy đến các hacker đòi tiền chuộc. Tuy nhiên, không chỉ dừng ở việc giao dịch, những kẻ tội phạm mạng vẫn còn một cách tiếp cận khác: lén lút đưa các phần mềm "đào" tiền ảo vào máy tính của nạn nhân, thu lợi chất chính từ việc "đào" tiền điện tử mà không phải tốn các khoản chi phí như tiền điện, đầu tư phần cứng...

Có ít nhất là 1,65 triệu máy tính của người dùng đang trở thành công cụ "đào" tiền điện tử cho hacker

Thông thường, để "đào" các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Monero..., người ta có thể sử dụng một hoặc một dàn các máy tính để giải quyết thuật toán. Nhưng hacker cũng có thể sử dụng máy tính cá nhân của người khác để chạy thuật toán, chúng chỉ việc ngồi không và thu lợi nhuận. Đương nhiên, hacker dùng mã độc để làm điều này với máy tính của bạn.

Theo một thống kê mới của Kaspersky Lab công bố vào hôm thứ Ba, thì năm 2017 đã trở thành năm có số lượng máy vi tính bị ảnh hưởng bởi mã độc có chứa phần mềm khai thác tiền điện tử nhiều nhất kể từ 2011. Cho đến nay, công ty đã phát hiện 1,65 triệu máy vi tính bị nhiễm loại mã độc này. Trong khi tổng số những máy tính bị nhiễm từ trước đến nay là khoảng 1,8 triệu máy. Kaspersky cũng cho biết không chỉ những máy vi tính của gia đình bị nhiễm độc mà ngay cả máy tính ở các công ty, các hãng lớn cũng trở thành nạn nhân.


Số lượng máy tính bị nhiễm mã độc khai thác tiền điện tử từ năm 2011 -2016

Số lượng máy tính bị nhiễm mã độc khai thác tiền điện tử từ năm 2011 -2016

"Tác động lớn nhất của việc này đến máy tính gia đình hay hệ thống máy tính ở các công ty đó là làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống", Anton Ivanov, một nhà nghiên cứu bảo mật của Kaspersky nói.

Ivanov nói rằng hãng cũng không thể thống kê nổi lượng tiền được tạo ra từ tất cả những hoạt động "đào" phi pháp này, nhưng theo một ví điện tử của một thợ mỏ mà hãng đã xác định được gần đây, thì anh chàng đang có tới 200.000 USD (khoảng 4,5 tỷ VNĐ).

Có ít nhất là 1,65 triệu máy tính của người dùng đang trở thành công cụ "đào" tiền điện tử cho hacker

Theo Kaspersky, đa số loại tiền điện tử được các hacker "đào" bằng mã độc trên máy tính của người khác là Zcash và Monero. Nó tương tự như Bitcoin nhưng tập trung hơn vào vấn đề ẩn danh sau khi giao dịch - quá thích hợp với những tên tội phạm. Một phần nữa là bởi Bitcoin được khai thác rất nhiều "khu mỏ" lớn ở Trung Quốc, những tên tội phạm lẻ khó lòng mà cạnh tranh được với số lượng máy móc này.

Tốc độ khai thác tiền điện tử bằng mã độc ngày càng tăng lên nhanh chóng có thể là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thị trường tiền điện tử, đặc biệt là trong năm 2017. "Theo chúng tôi, điều này xảy ra là bởi những loại tiền điện tử hàng đầu như Bitcoin hay Ethereum đã tăng trưởng nhanh chóng trong năm nay", Ivanov nói.

Tham khảo Motherboard

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang