Michael Bay – “Ông hoàng cháy nổ” khiến thần dân lắc đầu ngao ngán

Danh tiếng cũng như tai tiếng của loạt Transformers đã khiến nhiều người quên rằng Michael Bay là một đạo diễn có tài.

Michael Bay “Ông hoàng cháy nổ” khiến thần dân lắc đầu ngao ngán
Đạo diễn Michael Bay được mệnh danh là "ông hoàng cháy nổ" của Hollywood

Thẳng thắn mà nói, Michael Bay là một nhà làm phim tài năng người dành phần đáng kể sự nghiệp của mình vào việc gây ấn tượng với khán giả qua kỹ xảo hoành tráng. Tính tới nay thì nỗ lực đó tương đối thất bại, niềm tin của người xem thì tan vỡ còn các phim hay trong gia tài của Michael Bay thì bị lu mờ.

Michael Bay bắt đầu chuyển từ vị trí đạo diễn video ca nhạc sang làm phim từ thập niên 90. Cú đột phá của ông mang tên Bad Boys ra mắt vào năm 1995. Bộ phim hành động này là một thành công thương mại khi thu về đến 141 triệu USD dù kinh phí chỉ 23 triệu.

Michael Bay “Ông hoàng cháy nổ” khiến thần dân lắc đầu ngao ngán 2
Will Smith có vai diễn đột phá nhờ “Bad Boys” (1995) của Michael Bay

Phần tiếp theo ra đời sau đó 8 năm có một cái kết không được may mắn như đứa con đầu khi bị phê bình là kịch bản hời hợt, bạo lực, dựa dẫm vào đồ họa, toàn mấy cảnh đua xe cháy nổ và tiếng cười cũ kĩ – cũng chính là những thứ ngày nay bị chỉ trích trong loạt Transformers.

Bộ phim thứ hai của Bay mang tên The Rock (1996) với Nicolas Cage tham gia được coi là một trong số các tác phẩm đại diện cho dòng phim hành động những năm 90. Đây là một ví dụ điển hình về những gì mà Michael Bay có thể làm được nếu như có trong tay một kịch bản tốt.

Dù không thể gọi là xuất sắc, nhưng ít nhất đây là một phim hành động dí dỏm với yếu tố căng thẳng được đẩy lên cao trào. Cùng với Con Air (1997), phim đã góp phần đẩy tên tuổi của Nicolas Cage lên hàng sao nổi đình nổi đám thời kỳ đó.

Cụm từ “misogyny” dùng để chỉ sự ghét bỏ đối với phụ nữ có thể được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau: từ định kiến, coi thường tới phân biệt đối xử, xâm hại. Là một đạo diễn bị cáo buộc là “misogynistic director”, các phim của Michael Bay từ Bad Boys cho tới Pain and Gain (2013) và Transformers hầu hết đều có nhân vật chính là nam và toàn bộ phim được đặt dưới cái nhìn của họ.

Trong nhiều phim, Michael Bay mô tả các nhân vật nữ bằng đường cong hơn là tâm lý của họ. Tuy nhiên, do đặc thù các phim phục vụ đối tượng thanh thiếu niên nam, nên chắc chắn các tình tiết lấy nước mắt sẽ không thể dày đặc như The Notebook (2004) được.

Michael Bay “Ông hoàng cháy nổ” khiến thần dân lắc đầu ngao ngán 3
Các nhân vật nữ trong loạt Transformers đều có ngoại hình bốc lửa

Dù vậy thì các phim như Armageddon (1998) hay Pearl Harbor (2001) cũng cho thấy khía cạnh tình cảm sâu sắc của nhân vật, để nói rằng sẽ là áp đặt nếu như nói phim của Michael Bay chỉ toàn tiết tố nam. Trong loạt Transformers, thậm chí biểu hiện của các nhân vật là người còn được đẩy xuống nhạt nhòa hơn so với các robot biến hình.

Loạt Transformers đánh dấu ngai vàng của Michael Bay với cái danh “ông vua cháy nổ”. Sự bành trướng quá mức của âm thanh, hình ảnh, hiệu ứng, quy mô… đã che mờ những thứ khác như nội dung hay thông điệp phim. Một ví dụ tương tự về sự “quá đà” này được tìm thấy ở Fast and Furious, nhưng có vẻ như loạt Quá Nhanh, Quá Nguy Hiểm sẽ được ưu ái vì xét cho cùng con người đồng cảm với giống loài của mình tốt hơn là lũ robot kim loại ngoài hành tinh.

Các phim về robot biến hình bị chỉ trích vì những âm mưu phức tạp không cần thiết, những phân đoạt cắt cúp cụt ngủn và nỗ lực gây cười nhạt nhẽo. Tất nhiên chẳng có thứ gì trong số này không phải là con tốt dụ dỗ khán giả trên màn ảnh, nhưng có vẻ như Transformers của Bay đã đi quá giới hạn cần thiết.

Michael Bay “Ông hoàng cháy nổ” khiến thần dân lắc đầu ngao ngán 4
Phần mới nhất của Transformers mang tên “Transformers: The Last Knight” (2017)

Một cốt truyện mạch lạc và dàn nhân vật được phát triển tử tế thì lúc nào cũng tốt cả, nhưng điều đó không có nghĩa là các phim giải trí “mất não” đã chết hẳn tại rạp. Người ta đi xem Transfromers vì một hoặc tất cả các lý do sau: robot khổng lồ, hoài niệm thơ ấu, khủng long, người ngoài hành tinh, ô tô đẹp, samurai và gần đây còn có cả hiệp sĩ Trung cổ và Vikings.

Michael Bay cũng đã lường trước được những người với danh xưng “nhà phê bình” sẽ chặn trước ông và khán giả, quăng ra những điểm số thấp tẹt và một mớ ngôn từ vừa mĩ miều vừa cay đắng. Nhưng một khi Bay làm phim thì người ta vẫn nói về nó. Ông vui vẻ trả lời phỏng vấn: “Họ (giới phê bình) thích được ghét bỏ phim của tôi, cứ để kệ họ ghét. Tôi không quan tâm.”

Ông cũng đủ thông minh để làm các phim với chất lượng tương đối trong khoảng giữa các phần của Transformers. Cả Pain and Gain và 13 Hours (2016) đều được đánh giá không đến nỗi nào. Michael Bay đồng thời cũng tuyên bố Last Knight là phim Transformers cuối cùng của ông.

Một số người sẽ vui mừng nếu ông giải nghệ, nhưng số khác tin rằng đây sẽ là khoảng thời gian để vị đạo diễn này có thể kiềm chế trong khoản cháy nổ và đầu tư hơn vào nội dung các tác phẩm của mình.

Theo Muzuco

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Cánh Cửa Cứu Mạng Rose Trong Tác Phẩm Kinh Điển Titanic Được Bán Đấu Giá Với Mức Tiền Khủng

Cánh Cửa Cứu Mạng Rose Trong Tác Phẩm Kinh Điển Titanic Được Bán Đấu Giá Với Mức Tiền Khủng

Nguyễn Võ Bảo PhươngQuỳnh

Bom tấn Titanic của James Cameron trở thành 1 phần của lịch sử điện ảnh với những tác động to lớn trong đời sống văn hóa của công chúng. Giờ đây, cánh cửa trong phân cảnh kinh điển cuối phim đã được đem ra đấu giá với mức tiền khổng lồ. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang