WHO: Thuốc lá giết chết 7 triệu người mỗi năm và khoảng 1 tỷ người cho đến hết thế kỷ

Hơn 80 phần trăm số ca tử vong này sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển.c

Thuốc lá đang giết chết 7 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm, gần gấp đôi con số được ghi nhận vào năm 2000.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trong một báo cáo mới, phần lớn những ca tử vong có thể phòng ngừa tập trung ở các quốc gia đang phát triển. Các quốc gia chưa có nhiều luật pháp và quy định chặt chẽ với thuốc lá, chiếm tới 80% số người tử vong vì thuốc lá và sẽ còn tiếp tục tăng.

Trong thế kỷ 20, có khoảng 100 triệu người đã chết vì thuốc lá, nhiều hơn cả số người thiệt mạng trong 2 thế chiến thế giới cộng lại. Nhưng báo cáo của WHO cho biết con số sẽ tăng gấp 10 lần vào thế kỷ này.

Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, có tới 1 tỷ người sẽ chết vì thuốc lá vào thời điểm thế kỷ 21 này kết thúc.

 


Thuốc lá đang giết chết 7 triệu người mỗi năm và hơn 1 tỷ người cho đến hết thế kỷ

Thuốc lá đang giết chết 7 triệu người mỗi năm và hơn 1 tỷ người cho đến hết thế kỷ

Margaret Chan, giám đốc WHO cho biết thuốc lá gây ra hai căn bệnh nguy hiểm nhất là tim mạch và ung thư phổi. Cả hai đều đứng đầu danh sách những bệnh mạn tính và ung thư gây ra nhiều cái chết nhất hiện tại.

Thuốc lá đang đe doạ tất cả chúng ta, bà nói. Nó làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo, giảm năng suất nền kinh tế, góp phần làm tăng những chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và ô nhiễm không khí trong nhà.

Báo cáo mới cho thấy tình hình đang trở nên tồi tệ hơn so với những gì chúng ta nghĩ. Khoảng 6 tháng trước, một ước tính của WHO cho thấy số người tử vong vì thuốc lá mỗi năm khoảng 6 triệu. Nhưng bây giờ, số liệu mới đã làm tăng con số thêm 1 triệu người nữa.

Có khoảng 890.000 tổng số người chết trong số này là do tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Hít phải khói thuốc lá có thể dẫn đến đột quỵ ở người trưởng thành và đột tử ở trẻ em cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

Tháng trước, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí y khoa uy tín The Lancet cũng chỉ ra có khoảng 6,4 triệu người đã tử vong vì thuốc lá trong năm 2016. Điều này khiến thuốc lá trở thành nguyên nhân giết người đứng thứ hai trên thế giới.

WHO trước đó đã nói rằng thuốc lá sẽ giết chết 8 triệu người vào năm 2030, do tỷ lệ người hút thuốc trên toàn cầu tiếp tục tăng. Hơn 80 phần trăm số ca tử vong này sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển, bởi các công ty thuốc lá đang nhắm đến những thị trường chưa có quy định rõ ràng liên quan đến thuốc lá.

Ở phía ngược lại, doanh số bán hàng của thuốc lá được cho là đang giảm ở các nước phát triển, chẳng hạn như Anh Quốc, nhờ vào những đạo luật và quy định nghiêm khắc với mặt hành này.

Oleg Chestnov, trợ lý giám đốc WHO cho biết: “Một trong những biện pháp kiểm soát thuốc lá dễ dàng và hiệu quả nhất là tăng thuế và giá bán". Nhiều người sử dụng sẽ từ bỏ thuốc lá, nếu họ biết nó đã trở thành một thú vui tốn kém.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng thuốc lá phải chịu trách nhiệm cho sự lãng phí hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm chi cho việc chăm sóc sức khỏe và mất năng suất lao động của người hút thuốc. Con số tương đương khoảng 2% GDP toàn cầu và sẽ còn tiếp tục tăng.

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI TĂNG THUẾ VÀ GIÁ THUỐC LÁ?

WHO: Thuốc lá giết chết 7 triệu người mỗi năm và khoảng 1 tỷ người cho đến hết thế kỷ 2

Theo một nghiên cứu mới, số lượng người hút thuốc sẽ giảm đáng kể khi giá bán của mặt hàng này được nâng thêm 5%.

Trước đây tại Anh có khoảng 7,2 triệu người trưởng thành hút thuốc. Nhưng sau khi mức giá bán được điều chỉnh tăng từ 9,91 Bảng lên 10,41 Bảng/bao 20 điếu, khoảng 250.000 người Anh đã không còn hút thuốc nữa - con số giảm 3,5%.

Các nhà khoa học Áo cũng tính toán rằng cứ mỗi 1% giá bán thuốc lá tăng lên, tổng số người hút thuốc sẽ giảm khoảng 0,69%. Hiệu quả này khá sát với thực tế, khuyến khích các biện pháp tăng thuế và giá bán thuốc lá trở nên khả thi.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang