Bí ẩn cái chết của nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven được lý giải

Điều ước của nhà soạn nhạc quá cố đã thành hiện thực một phần nhờ một nghiên cứu về bộ gen mới.

Những phát hiện cuối cùng không chỉ tiết lộ bằng chứng về căn bệnh nhiễm trùng gan đe dọa tính mạng mà còn chỉ ra "sự kiện quan hệ cha con phụ" ở đâu đó trong các thế hệ trước khi Beethoven.

Sinh năm 1770, Beethoven bắt đầu mất khả năng nghe từ giữa đến cuối độ tuổi 20, bị điếc hoàn toàn vào cuối độ tuổi 40. Ông cũng mắc các vấn đề về đường tiêu hóa ngày càng nghiêm trọng trong suốt cuộc đời, trải qua ít nhất hai đợt vàng da tấn công, một triệu chứng của bệnh gan. 

Bí ẩn cái chết của nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven được lý giải

Năm 1802, khi căn bệnh của ông ngày càng trầm trọng, Beethoven đã nhờ người bạn là bác sĩ Johann Adam Schmidt tìm hiểu và chữa trị căn bệnh kỳ lạ mà ông mắc phải, nhưng Schmidt đã qua đời trước Beethoven 18 năm. Sau cái chết của Beethoven vào năm 1827, khám nghiệm tử thi cho thấy ông bị sẹo gan nghiêm trọng, còn được gọi là xơ gan

Gần 200 năm sau cái chết của người soạn nhạc lừng lẫy người Đức, một nhóm nghiên cứu đã sử dụng những tiến bộ gần đây trong phân tích DNA cổ đại, cho phép giải trình tự toàn bộ bộ gen từ một lượng nhỏ sợi tóc lịch sử.

Johannes Krause từ Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức, cho biết: “Chúng tôi không thể tìm ra nguyên nhân chính xác khiến Beethoven bị điếc hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng tôi đã phát hiện ra một số yếu tố nguy cơ di truyền quan trọng đối với bệnh gan."

Ông nói thêm: "Chúng tôi cũng tìm thấy bằng chứng về việc nhiễm vi rút viêm gan B, chậm nhất là vài tháng trước khi nhà soạn nhạc lâm bệnh lần cuối. Những thứ đó có thể đã góp phần vào cái chết của ông". 

Bí ẩn cái chết của nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven được lý giải

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các nghiên cứu trước đó cho rằng Beethoven bị ngộ độc chì dựa trên một mẫu vật thậm chí không phải là của ông. Thay vào đó, nó là từ một phụ nữ. 

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng dẫn tới một khám phá đáng ngạc nhiên về gia đình Beethoven. Cụ thể khi các nhà khoa học kiểm tra ADN các thành viên còn sống của gia đình Beethoven, họ đã tìm thấy sự khác biệt trong các nhiễm sắc thể Y được truyền lại từ phía người cha. Nhiễm sắc thể Y của 5 người đàn ông trong gia đình khớp với nhau nhưng lại không không khớp với nhiễm sắc thể của nhà soạn nhạc.

Theo Tristan Begg, hiện là giáo sư tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, khám phá này gợi ý về một "sự kiện quan hệ cha con phụ" phía cha của Beethoven đâu đó trong các thế hệ. Nói cách khác, đã có một đứa trẻ được sinh ra từ mối quan hệ ngoài hôn nhân trong gia phả của nhà soạn nhạc này.

Bí ẩn cái chết của nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven được lý giải

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng DNA thu được từ tóc của Beethoven gần giống nhất về mặt di truyền với những người sống ở Bắc Rhine-Westphalia ngày nay.

“Cùng với khuynh hướng di truyền và thói quen uống rượu của ông, những điều này đưa ra những lời giải thích hợp lý cho căn bệnh gan nặng của Beethoven, dẫn đến cái chết của ông”. Nhóm nghiên cứu cho biết.

Họ kết luận rằng nghiên cứu sâu hơn về các mẫu của Beethoven, được thu thập theo thời gian, có thể giúp xác định thời điểm ông mắc bệnh viêm gan B. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới về những người họ hàng gần của ông cũng có thể làm sáng tỏ mối liên hệ sinh học của ông với hậu duệ Beethoven hiện đại.

 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang