Hóa thạch hổ phách tiết lộ khủng long và bọ cánh cứng có mối quan hệ cộng sinh

Phần còn lại được bảo quản trong hổ phách từ 105 triệu năm trước là bằng chứng lâu đời nhất về mối quan hệ cùng có lợi giữa khủng long và động vật chân đốt.

Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Oxford đã phát hiện ra những hóa thạch mới, quý hiếm được bảo quản trong hổ phách. Sau khi các hoá thạch được nghiên cứu cho thấy có sự tồn tại của mối quan hệ cộng sinh một bên hoặc đôi bên cùng có lợi trong một hệ sinh thái. 

Những mẫu vật hổ phách được bảo quản tinh xảo này mô tả những con bọ cánh cứng ăn lông của những con khủng long hùng vĩ vào khoảng 105 triệu năm trước. 

Hóa thạch hổ phách tiết lộ khủng long và bọ cánh cứng có mối quan hệ cộng sinh

Những hoá thạch hổ phách này được phát hiện ở San Just, Tây Ban Nha. Các nhà khoa học trước đây đã ghi nhận sự xuất hiện của hoá thạch côn trùng và thực vật từ khu vực này. 

Một trong những viên hổ phách được bọc trong ấu trùng lột xác của ấu trùng bọ cánh cứng nhỏ được bao quanh bởi các phần lông mềm. Mảnh hổ phách mới được tìm thấy này có chiều ngang chỉ 6 mm.

"Ấu trùng bọ cánh cứng sống trong những chiếc lông tích tụ trên hoặc gần cây sản xuất nhựa, có thể là trong môi trường làm tổ." Tiến sĩ Enrique từ Viện Địa chất Tây Ban Nha và là đứng đầu trong nghiên cứu cho biết. 

Hóa thạch hổ phách tiết lộ khủng long và bọ cánh cứng có mối quan hệ cộng sinh

Dermestids, hay bọ da hiện đại, được xác định là ấu trùng lột xác được bảo quản trong hổ phách. Các tác giả cho rằng những chiếc lông thuộc về một loài “khủng long theropod chưa được biết đến” chứ không phải loài chim hiện đại tồn tại vào thời điểm đó, như được ghi lại trong một số hồ sơ hóa thạch thời đó. 

Loài khủng long này có thể là loài chim hoặc không phải chim, vì cả hai nhóm khủng long chân thú đều tồn tại trong thời kỳ Kỷ Phấn trắng sớm. Những nhóm khủng long này có khả năng đã chia sẻ các loại lông mà thường không thể phân biệt được.

Hóa thạch hổ phách tiết lộ khủng long và bọ cánh cứng có mối quan hệ cộng sinh

Do hồ sơ hoá thạch khan hiếm nên phát hiện trên cùng cấp những thông tin có giá trị về mối quan hệ giữa động vật chân đốt và động vật có xương sống. Trong hơn 500 triệu năm, hai nhóm này được cho là đã cùng tồn tại và tương tác với nhau. 

Tuyên bố chính thức trích dẫn các ví dụ hệ sinh thái hiện tại về mối quan hệ của động vật có xương sống và động vật chân đốt, chẳng hạn như cách bọ ve xâm nhập gia súc và ếch ăn côn trùng bằng lưỡi.

 

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang