Goblin Slayer cùng nhiều tác phẩm khác bị xóa sổ vì được xem là “tài liệu khiêu dâm trẻ em”

Sword Art Online, No Game No Life, Eromanga Sensei cũng phải chịu số phận tương tự. Tất cả sự việc này đều đến từ phản ứng gay gắt của các quan chức cấp cao tại Úc.

Kinokuniya là chuỗi nhà sách khá nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Với nhiều chi nhánh phân bổ rộng rãi tại Mỹ, Úc, Singapore, Anh,… đây được xem là thương hiệu giúp đưa các ấn phẩm sách truyện Nhật Bản vươn ra thế giới.

Mới đây, những chi nhánh của Kinokuniya tại Úc đã phải loại bỏ 7 tựa manga khỏi kệ sách của mình sau khi nhận được một đơn khiếu nại từ nhà lập pháp Connie Bonaros tại Nam Úc. Bonaros cho rằng những hiệu sách này đang sở hữu những “tài liệu khiêu dâm trẻ em” và kêu gọi loại bỏ “những cuốn sách gây khó chịu này”.

Goblin Slayer cùng nhiều tác phẩm khác bị xóa sổ vì được xem là “tài liệu khiêu dâm trẻ em”

Connie Bonaros - một chính khách khá nổi tiếng tại Úc

Phó chủ tịch của Kinokuniya, ông Keijiro Mori sau đó đã phản hồi và xác nhận 7 đầu sách có tiêu đề sau sẽ bị xóa khỏi Kinokuniya Sydney:

  • Eromanga Sensei.
  • Sword Art Online.
  • Gobblin Slayer.
  • No Game No Life.
  • Inside Mari.
  • Parallel Paradise.
  • Dragonar Academy.

Ông Mori cũng viết rằng Kinokuniya đang liên lạc với Hội đồng thẩm định Úc về vẫn đề này. Trả lời câu hỏi của Bonaros về việc các tựa truyện trên đã bị xóa trên toàn thế giới hay chưa (???), vị phó chủ tịch cũng làm rõ: “Về mặt hành động của chúng tôi trên toàn cầu, bất cứ cửa hàng nào chúng tôi cũng đều tôn trọng luật pháp và văn hóa địa phương, từ đó đưa ra quyết định tương xứng và phù hợp.”

Goblin Slayer cùng nhiều tác phẩm khác bị xóa sổ vì được xem là “tài liệu khiêu dâm trẻ em” 2

Eromanga Sensei bị chỉ trích thậm tệ

Vào tháng 2 năm nay, thượng nghị sĩ Úc Stirling Griff từ Liên minh Trung tâm đã kêu gọi xem xét tất cả các phim hoạt hình và truyện tranh hiện có tại Úc, bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về việc “khai thác trẻ em” của các loại hình giải trí này. Ông Griff đã sử dụng Eromanga Sensei như một ví dụ điển hình về việc “bóc lột trẻ em”, rằng có quá nhiều yếu tố “loạn luân, sai trái” và nhấn mạnh “tác phẩm có rất nhiều cảnh sai trái mà tôi sẽ không và không bao giờ có thể mô tả chúng.”

 Tại Úc, việc sản xuất, sở hữu hoặc phân phối nội dung khiêu dâm hoặc lạm dụng tài liệu mô tả con người dưới 18 tuổi là bát hợp pháp. Đây cũng không phải lần đầu đất nước này làm căng những vụ việc liên quan đến vẫn đề này. Năm 2008, một thẩm phán Tòa án Tối cao tại New South Wales đã phán quyết rằng những nhân vật trong tựa hoạt hình nổi tiếng The Simpsons là “khiêu dâm trẻ em”.

Tại Nhật Bản, theo đạo luật khiêu dâm trẻ em hiện nay, các mô tả hư cấu như anime và manga đều được miễn trừ khỏi luật. Điều này khiến cho các loại hình giải trí này thỏa sức phát triển tại đất nước của mình. Thế nhưng, dưới tình hình xã hội ngày càng có nhiều câu chuyện đáng suy ngẫm về quyền trẻ em, việc Úc ngăn cấm những ấn phẩm này cũng hoàn toàn là dễ hiểu.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang