Nhiều ngọn núi cao gấp 5 lần Everest được phát hiện nằm trong lõi Trái đất

Quân Kít

Các nhà khoa học vừa phát hiện nhiều ngọn núi cao gấp 5 lần Everest nằm sau dưới lòng đất.

Một lớp giữa lớp phủ và lõi của Trái đất có độ sâu khoảng 3.219 km dưới lòng đất. Tại đấy, nhóm nghiên cứu nhận thấy sóng địa chấn chậm lại khi chúng va vào một lớp nào đó.

Dù lớp mới sâu khoảng 5 - 40 km, nó tương đối mỏng về mặt cấu tạo hành tinh. Tốc độ chậm lại của sóng truyền qua khiến khu vực được đặt tên là vùng có vận tốc cực thấp (ULVZ).

Xem thêm: Bằng chứng mới làm sáng tỏ lõi cuối cùng của Trái Đất

Dữ liệu mới cho thấy lớp này có thể là vùng vận tốc cực thấp (ULVZ) được biết đến là đáy đại dương cổ đại do quá trình hút chìm dưới lòng đất từ rất lâu. Về cơ bản, vật chất đại dương được đưa vào bên trong hành tinh, nơi hai mảng nơi hai mảng kiến ​​tạo gặp nhau, mảng này lặn xuống bên dưới mảng kia. Mặc dù ULVZ không phải là một khái niệm mới đối với khoa học, nhưng nó chỉ mới được nhìn thấy trước đây ở các mảng bị cô lập, cho đến tận bây giờ.

Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu có thể điều tra và chụp một khu vực quan trọng ở Nam bán cầu ở độ phân giải cao bằng cách sử dụng một kỹ thuật chuyên sâu xem xét sóng âm dội lại từ hàng rào lõi-lớp phủ.

Trong bốn chuyến đi đến Nam Cực, Giáo sư Samantha Hansen từ Đại học Alabama, cùng với các sinh viên của mình và những người khác, đã triển khai một mạng lưới địa chấn thu thập dữ liệu trong ba năm. 

15 trạm trong mạng lưới bị chôn vùi ở Nam Cực đã sử dụng sóng địa chấn do các trận động đất trên toàn thế giới tạo ra để tạo ra hình ảnh Trái Đất bên dưới, tương tự như cách quét cơ thể người trong lĩnh vực y tế. 

 

Bài cùng chuyên mục