Nghiên cứu mới giúp củng cố giả thuyết rằng có một quả cầu kim loại nằm bên trong lõi trong cùng của Trái Đất.
Những phát hiện mới nhất cho thấy lớp trong cùng của Trái Đất là một quả cầu sắt với bán kính khoảng 650 km. Điều này cho thấy Trái Đất có 5 lớp cấu trúc chứ không phải 4 lớp được biết trước đây.
Trong nghiên cứu mới, nhà khoa học Pham Thanh Son và Hrvoje Tkalčić từ Đại học Quốc gia Úc đã đối chiếu dữ liệu từ các tàu thăm dò hiện có. Từ đó, nhóm có thể đo và phân tích các sóng địa chấn truyền trực tiếp qua lõi Trái Đất đến phía đối diện của địa cầu, nơi các trận động đất được kích hoạt, trước khi dội trở lại.
Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy sóng dội lại dọc theo toàn bộ đường kính Trái đất tới năm lần. Thời gian di chuyển của sóng cho thấy sự hiện diện của một lớp vỏ bên trong riêng biệt, với bán kính xấp xỉ 650 km. Và nhiệt độ của lõi này ước tính vào khoảng 5.500-6.000 độ C, tương tự như nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời.
Nhóm khoa học cũng cho biết để hiểu sâu hơn về bên trong Trái đất và lịch sử hình thành của nó, nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc mô tả đặc điểm của quá trình chuyển đổi giữa lõi trong cùng và lớp vỏ ngoài của lõi bên trong.
Mặc dù lõi rắn bên trong của Trái đất chiếm chưa đến 1% tổng thể tích của Trái đất, nhưng nó đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi hành tinh của chúng ta, đặc biệt là trong việc tạo ra từ trường của Trái đất.
Nhà vật lý Adam Dziewonski và nhà địa chấn học Miaki Ishii là những nhà khoa học đầu tiên giải thích sự khác biệt về sự phù hợp cụ thể với các mô hình sóng thời gian di chuyển của lõi bên trong.
Tuy nhiên, việc thăm dò phần lõi trong cùng của Trái đất vẫn là một thách thức do thiếu các thiết bị thăm dò đủ nhạy để lấy mẫu sâu bên trong Trái đất.