Vì sao các streamer toxic vẫn nhận được sự ủng hộ cực lớn của cộng đồng mạng?

Khi mà ngành nghề streamer càng ngày càng trở nên phổ biến thì những ngôn từ không phù hợp có thể gây ra những ảnh hưởng cực kì lớn đến cộng đồng mạng

Streamer cho đến thời điểm hiện tại vẫn là một ngành nghề hot đối với giới trẻ khi mà một người có thể kiếm được rất nhiều tiền và danh tiếng chỉ thông qua việc phát sóng trực tiếp trên các trang web và MXH. Việc làm streamer càng trở nên dễ dàng hơn khi mà bạn chỉ cần có cho mình một chiếc điện thoại trong tay thì đã có đủ phương tiện tương tác với người xem và người dùng cũng có thể tương tác thoải mái với các "idol ảo" của mình.

Đó cũng chính là nguyên do khiến cho ngành nghề này càng được giới trẻ ưa chuộng hơn bao giờ hết và tầm ảnh hưởng của các streamer đến với giới trẻ cũng vô cùng lớn.

Loạt lý do khiến Streamer dẫu toxic tới mấy nhưng người xem lại hiếm khi quay lưng - Ảnh 1.

Trở thành một game thủ toxic không phải là điều gì đó quá tích cực.

Tuy nhiên trong ngành nghề streamer cũng có những mặt tối của mình, đặc biệt nhất chính là sự "toxic" đến từ phía một bộ phận streamer nổi tiếng khi mà họ sẵn sàng rủa xả đồng đội của mình khi thua trận, thậm chí là đập phá đồ đạc và sử dụng vũ lực với những người xung quanh. Đó có thể được xem là những hành động không được đẹp mắt của ngành nghề đang rất nổi tiếng này.

Nhưng có một sự thật đó là những hành động thiếu chuẩn mực đó lại càng ngày càng trở nên phổ biến, mở rộng ra nhiều bộ môn Esports khác nhau. Đáng chú ý là những streamer nổi tiếng đó lại không bị cộng đồng mạng tẩy chay, thậm chí còn có cho mình một lượng người hâm mộ khổng lồ và hàng trăm nhìn view mỗi lần lên sóng. Vì sai nghịch lý này lại xảy ra?

Sự tương đồng về tâm lý giữa người xem và streamer

Khi mà một người xem hâm mộ một streamer nào đó xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó thì việc một người cảm thấy bản thân đồng cảm, thậm chí cảm giác rằng streamer đó là một phiên bản khác cũng mình là một yếu tố vô cùng quan trọng. Cùng một tựa game nhưng người hâm mộ luôn muốn biết rằng idol của mình sẽ vượt qua được những khó khăn như thế nào, khác với bản thân ra sao.

Tất nhiên trong bất kì trò chơi nào thì một người sẽ phải nhận cho mình không ít thất bại và nguyên nhân thường đến từ nhiều yếu tố khách quan. Trong những lúc đó thì tâm lý chung đó là muốn trút giận, "chửi rủa" vào không khí để bản thân cảm thấy nhẹ nhóm hơn.

Loạt lý do khiến Streamer dẫu toxic tới mấy nhưng người xem lại hiếm khi quay lưng - Ảnh 2.

Tyler1 – Streamer Toxic hàng đầu thế giới từng phá vỡ kỷ lục của Faker khi đạt 360.000 lượt người xem trong một buổi Stream.

Streamer cũng là một game thủ bình thường nên việc lâm vào những thất bại để rồi đưa ra những phát ngôn không chuẩn mực thì hầu hết người xem đều nghĩ rằng "ai chả như vậy", "mình lúc thua cũng thế mà".  Streamer vẫn là người, vẫn có buồn có vui và cảm xúc thay đổi mỗi ngày, do đó một "idol" buông lời thô tục không phải là nguyên nhân khiến cho người xem quay lưng hay buông lời chỉ trích. Đặc biệt khi xét đến yếu tố chuyên môn thì những lần nổi giận của các streamer lại có thể đem lại tính giải trí cực cao cho người xem.

Nhu cầu xem những chia sẻ thẳng thắn

Dù là streamer về game hay đời sống thì họ đều có những thời điểm đưa ra những chia sẻ của bản thân thông qua những buổi giao lưu với khán giả, người hâm mộ đang xem stream trực tiếp. Những streamer này có thể không phải là những cá nhân xuất sắc, người đạt được những danh hiệu cao quý nhưng vẫn đạt được một lượng người xem khổng lồ nhờ vào sự chân thành của họ.

Loạt lý do khiến Streamer dẫu toxic tới mấy nhưng người xem lại hiếm khi quay lưng - Ảnh 3.

Thánh đập bàn phím - Zico (streamer FIFA Online 3, LMHT) với những tình huống chửi bới, đập bàn phím có một không hai.

Có nhiều streamer đưa ra những lời tư vấn cho chuyện tình cảm, những vấn đề trong cuộc sống cũng là một cách lan tỏa sức ảnh hưởng của mình đến cộng đồng. Sự thẳng thắn mà họ tạo ra cũng chính là thứ xóa đi những hạn chế đang có trong chính bản thân mình.

Dù vậy việc streamer không thể kiểm soát được ngôn từ của mình trong những buổi phát sóng trực tiếp cũng để lại rất nhiều những ảnh hưởng xấu đến những người xem còn ở độ tuổi vị thành niên, khi mà mạng xã hội hiện tại còn xuất hiện quá nhiều hạn chế trong việc giới hạn độ tuổi người xem. Vì vậy các streamer cũng cần phải bước lùi để nhằm có thể tiến xa hơn, từ đó thoát khỏi những định kiến khắc nghiệt của xã hội áp đặt cho công việc này.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang