Vì sao game thủ lại cảm thấy chóng mặt và buồn nôn khi chơi game

Nguyễn Hoàng Thuận

Rất nhiều những game thủ sau khi trải nghiệm những tựa game bắn súng như Call of Duty: Warzone thường có cảm giác buồn nôn, chóng mặt mà không biết nguyên nhân là từ đâu

Đối với những tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) như Call of Duty: Warzone thường sẽ xảy ra một tình trang đó là nhiều người chơi sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn khi chơi game. Tình trạng này xuất phát từ hiện tượng Simulator Sickness (một dạng say như sau tàu xe) và đây cũng được biết đến như một chứng bệnh dị ứng đối với những chuyển động trong môi trường ảo.

Thực tế cho biết thì hiện tượng này có ảnh hưởng đến khoảng 20-50% dân số thế giới và hầu hết những trường hợp bị "say" thường xảy ra ở những tựa game có góc nhìn thứ nhất. Thông thường thì những màn bắn súng sẽ có tiết tấu nhanh hoặc là do góc nhìn quá ấn tượng đến nỗi nhiều game thủ sua khi chời game xong đã cảm thấy xây xẩm mặt mày, thậm chí vì quá chóng mặt mà phải bỏ game giữa chừng.

Trong bài viết hôm nay thì chúng ta sẽ thử tìm ra một số cách để có thể giảm thiểu được tình trạng này, từ đó game thủ có thể chơi game bắn súng góc nhìn thứ nhất một cách thoải mái hơn.

1. Giữ tốc độ khung hình một cách ổn định

Frame Per Second (FPS) hay còn được gọi là tỉ lệ khung hình trong một giây là một thông số quy định số lượng ảnh trong 1 giây mà card đồ họa của bạn có thể vẽ ra được. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu card đồ họa của bạn có thể vẽ ra càng nhiều ảnh trong một giây thì chất lượng hình ảnh của game hiển thị ra sẽ đẹp hơn, mượt mà hơn rất nhiều

Và một trong những nguyên chủ yếu dẫn đến việc buồn nôn và chóng mặt đó là bỏi tốc độ khung hình không được giữ ở một mức ổn định nhất. Trong trường hợp này thì bạn nên đảm rằng thùng PC hoặc laptop của bạn có thể ổn định được khung hình ở một mức ổn định nhất, ít nhất là ở mức 40-50 FPS chứ không cần nhất thiết phải là 60 FPS. 

2. Tùy chỉnh lại FOV

Field of View là một yếu tố quyết định góc nhìn của game thủ trong trò chơi sẽ rộng hay hẹp. Nếu như góc nhìn quá rộng thì bạn có thể thấy được toàn cảnh nhưng lại khó có thể nắm bắt được những chuyển động ở xa. Còn nếu hẹp quá thì bạn sẽ dễ dàng nhận biết những chuyển động nhỏ nhất, tuy nhiên lại dễ khiến bạn chóng mặt hơn.

Ở trường hợp này thì người chơi nên điều chỉnh FOV của mình ở khoảng 90 hay 100 trong một số tựa game để giảm thiểu tình trạng chóng mặt. Tuy nhiên không phải bất kì tựa game nào cũng cho phép bạn tùy chỉnh FOV trong game nên việc cố gắng làm quen là điều cần thiết.

3. Chơi game chậm rãi, không quay chuột quá nhanh

Một lý do khác đến từ phía của người chơi và cực kì dễ gây ra tình trạng motion sickness. Thường thì trong những trận đấu có tốc độ quá nhanh có thể khiến cho game thủ có một phản xạ, đó là quay chuột liên tục để kiểm soát tình hình. 

Nhưng trong những trường hợp này thì người chơi cần phải giữ bình tĩnh, không nên quay chuột quá nhanh hay quá nhiều bởi nó sẽ khiến cho đôi mắt không thể làm quen được với nhịp độ, dẫn đến sự mệt mỏi, buồn nôn sau một ván đấu.

4. Không nên dán mắt vào màn hình

Khoảng cách giữa mắt và màn hình hay tư thế ngồi cũng là thứ quyết định bạn có bị motion sickness hay không. Nếu bạn nhìn càng sát vào màn hình thì hình ảnh đập vào mắt sẽ không "khớp" với những gì mà cơ thể đang trải qua.

Khi một người ngồi im nhưng lại bị những hình ảnh có vận tốc cao xâm chiến thì tự khắc cơ thể sẽ tạo nên môt cảm giác mất cân bằng, vì vậy cảm giác buồn nôn là không thể tránh khỏi.

5. Tập và làm quen để vượt quan được cảm giác nôn nao.

Dù nghe có vẻ vô lý nhưng nếu game thủ có thể cố gắng làm quen với những tựa game bắn súng thường xuyên thì có thể sẽ dần quen được với tốc độ của những tựa game bắn súng để rồi không còn cảm giác chóng mặt hay buồn nôn nữa.

Tuy nhiên dù đã thử hầu hết những cách ở trên mà bạn vẫn không thể thoát khỏi được cảm giác chóng mặt buồn nôn thì tốt nhất là....không nên đụng vào những tựa game bắn súng nữa.

Bài cùng chuyên mục