Điểm danh 10 hậu truyện thảm hoạ của các bộ phim gốc đỉnh cao (P2)
Thông thường, một bộ phim đình đám và có tiềm năng thu lợi nhuận sẽ được sản xuất nhiều phần dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là cách làm hậu truyện. Đây là điều không khó tìm ở các bộ phim Hollywood, song việc "vắt kiệt" một thương hiệu nào đó cũng gây những phản ứng ngược.
6. Scream 4 (2011)
Phần phim này đánh dấu sự trở lại của thương hiệu kinh dị Scream sau hơn một năm vắng bóng. Điều này dấy lên nhiều nghi ngờ từ phía truyền thông và khán giả về chất lượng và kịch bản phim. Sự nghi ngờ này cho thấy tính hợp lý của nó khi mà hành xử của các nhân vật trong phim cho thấy sự bất hợp lý, khiến bộ phim trôi tuột đi mà không đọng lại điều gòi trong lòng khán giả.
Điều đáng nói, thảm hoạ phim kinh dị này lại là tác phẩm cuối cùng của nhà làm phim quá cố Wes Craven. Có vẻ bộ phim kết lại sự nghiệp của ông cũng không mấy thành công.
7. Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull (2008)
Nhân vật huyền thoại Indiana Jones trở lại với màn ảnh vào năm 2008 những tưởng sẽ tạo nên khác biệt hoặc ít nhất là gây ấn tượng tốt cho khán giả. Tuy nhiên mọi thứ lại ngược lại hoàn toàn. Cả nội dung kịch bản và diễn viên đều gây thất vọng cho người xem. Nếu kịch bản của Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull đặt bên cạnh ba phần đầu tiên thì quả là nỗi xấu hổ của cả thương hiệu.
8. Dirty Dancing: Havana Nights (2004)
Phần phim đầu tiên ra mắt đã trở thành kinh điển của làng điện ảnh thế giới và Dirty Dancing: Havana Nights lại là nỗ lực kế thừa những giá trị cốt lõi của bản gốc. Tuy nhiên cả kịch bản và diễn viên đều không thể phô bày được tinh thần cốt lõi mà phiên bản gốc đã làm được trước đó. Một Cuba rực lửa đã không còn sự nóng bỏng, đặc biệt là âm nhạc và bối cảnh đều nhạt nhoà, không để lại dấu ấn nào quá đáng kể.
9. Blues Brothers 2000 (1998)
Bộ phim quay trở lại với màn ảnh sau 18 năm nhưng ngoài phần âm nhạc bắt tai thì mọi thứ đều thất bại ê chề. Sự vắng mặt của John Belushi để lại lỗ hổng quá lớn, có thế mới thấy một gương mặt tạo nên một thương hiệu là có thật.
Thất bại lớn nhất của phim chính là những pha gây cười nhạt nhoà, kém hiệu quả. Những điều từng làm nên thương hiệu của bộ phim trong phút chốc tiêu tán.
10. Alien: Resurrection (1997)
Sự thay đổi tính chất nhân vật trong phần phim này dường như đã phá vỡ mọi khung sườn hoàn hảo mà các phần phim trước đã xây dựng. Bộ phim gây thất vọng vì những lý do ngớ ngẩn rất thông thường. Điển hình ở việc diễn biến tâm lý nhân vật vô cùng khó hiểu, khiến tình tiết phim khó lòng mạch lạc. Thậm chí đến cái chết của nhân vật cũng hoàn toàn vô nghĩa và vô giá trị đối với ccon truyện chính.
Bài cùng chuyên mục