Qua bàn tay của những nhà làm phim kinh dị Hollywood, những con búp bê dễ thương vốn là một món đồ chơi bình thường nay lại trở thành một thứ đồ vật bị nguyền rủa và đi gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng trên màn ảnh.
1. Making Contact (1985)
Ra mắt vào năm 1985, Making Contact là câu chuyện kinh dị của Fletcher - một con búp bê biết nói tiếng người, nó khiến cuộc sống của nhân vật chính Joey ngày càng thêm khó khăn với những trò đùa độc ác của mình. Chưa kể, Fletcher còn được yểm bùa bởi một con quỷ, vì vậy nên muốn tiêu diệt nó thì chính Joey phải “xuất hồn” đi vào thế giới người chết.
Making Contact (hay còn được gọi là Joey), là một bộ phim kinh dị giả tưởng Tây Đức năm 1985 của hãng Centropolis Film Productions. Bộ phim được đồng sáng tác và đạo diễn bởi Roland Emmerich.
2. Trilogy of Terror (1975)
Trilogy of Terror là series kinh dị dài tập gồm có ba phần: Julie, Millicent and Therese và Amelia được lần lượt được chiếu trên đài truyền hình ABC vào năm 1975.
Nội dung của các phần phim xoay quanh những câu chuyện kinh hoàng về một con búp mê ma ám. Chẳng hạn như trong phần Amelia, con búp bê Zuni là người dẫn chuyện chính. Nó được nhớ đến nhiều thông qua tạo hình bạo lực, hàm răng sắc nhọn và luôn cầm giáo cũng như nỗi kinh hoành đã gieo rắc lên Amelia (Karen Black).
Ra mắt vào thập niên 70, hình tượng những con búp bê ma ám trong phim đã tạo nên một cơn sốt trong giới làm phim kinh dị. Trong khi đó, rất nhiều bộ phim kinh dị sau này về chủ đề búp bê ma cũng đã chịu ảnh hưởng không ít từ hình tượng Zuni trong series Trilogy of Terror.
3. Magic (1978)
Magic là một tựa phim kinh dị tâm lý Mỹ đươc ra mắt vào năm 1978 với sự tham gia của các diễn viên Anthony Hopkins, Ann-Margret và Burgess Meredith. Bộ phim, được đạo diễn bởi Richard Attenborough, dựa trên kịch bản của William Goldman.
Bộ phim xoay quanh nhà ảo thuật gia đại tài Corky (Anthony Hopkins) và Fats - một con búp mê thoạt nhìn trông có vẻ không khác gì một con rối vô hại được điều khiển. Corky luôn mang theo Fats bên mình trong những buổi biểu diễn và nói thay lời của anh. Thế nhưng thực chất mọi người đã bị vẻ ngoài ngây thơ của con búp bê đánh lừa, thực ra sự thật là ngược lại. Fats giúp Corky được nhìn nhận như một người điều khiển rối đại tài, nhưng mọi chuyện cũng từ đó mà xảy đến khi anh cũng dần vì con rối này mà phát điên.
Diễn xuất tuyệt vời của Anthony Hopkins khi lồng tiếng cho Fats chính là điểm sáng lớn nhất làm nên thành công cho tác phẩm. Từ đó trong suốt một thời gian dài, con búp bê rối này luôn dẫn đầu danh sách của những hình tượng kinh dị tiêu biểu nhất vào những năm cuối thập niên 80.
4. Tourist Trap (1979)
Là một trong những bộ phim đầu tiên khắc họa ma-nơ-canh thành những con búp bê ma ám, Tourist Trap (1979) ngay từ khi ra mắt đã gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người xem bằng hàng loạt biểu cảm ghê rợn trên khuôn mặt của các con ma-nơ-canh, thứ dễ khiến cho chúng ta dễ dàng liên tưởng đến những con búp bê mang kích thước của người bình thường nhưng bị ám bởi một lời nguyền ma quái.
Nội dung chính của bộ phim xoay quanh Slausen (Chuck Connor), một tên biến thái nhân cách đơn độc sở hữu năng lực điều khiển mọi vật theo ý muốn. Hắn điều hành một trạm dừng chân hẻo lánh, nơi một nhóm các bạn trẻ vô tình mắc kẹt. Nhiều màn hù dọa chết người đã bắt đầu diễn ra từ đó.
Nếu là một fan cứng của các thể loại phim ma búp bê kinh dị, có lẽ Tourist Trap sẽ là một gợi ý không tồi cho bạn.
5. Poltergeist (1982)
Búp bê ma chú hề, hai thứ vốn làm nên nỗi sợ hãi, ám ảnh cho người xem nên được hợp nhất thành một khi Poltergeist của đạo diễn Tobe Hooper giới thiệu với người xem một con búp bê chú hề bị ma ám. Dù không phải là linh hồn duy nhất trong phim, nhưng còn gì khủng khiếp hơn việc chiếc ghế dựa mà bạn thường ngồi bỗng xuất hiện một con búp bê lớn như người thật, liên tục phát ra tiếng cười đinh tai nhức óc.
Có thể nói, trong những năm đầu của thập niên 80, Poltergeist chính là nguồn cơn cho nỗi sợ hãi của hàng triệu người trên khắp thế giới về hình tượng những "gã hề điên". Ngay khi vừa ra mắt, bộ phim của đạo diễn Tobe Hooper đã xuất sắc càn quét các phòng vé thời bấy giờ với doanh thu "khủng" 121 triệu USD với kinh phí chỉ 10 triệu USD.