Có nhiều lý do để một poster phim không được phát hành. Quá kinh dị, quá phản cảm hay mang tính xúc phạm,... đều là lý do để Hiệp hội Điện ảnh Thế giới (MPAA) ra lệnh cấm sử dụng một poster phim.
1. Hannibal (2001)
Một gương mặt chắp vá với ánh mắt đầy sát khí liệu đã khiến bạn rùng mình? Khuôn diện đầy những vết khâu với nụ cười nhếch mép ma mị đã khiến tấm poster bị thu hồi sau một thời gian ngắn quảng bá. Song nhiều người đã tin rằng đây là tấm poster không thể hoàn hảo hơn cho một tựa phim về tên sát nhân ăn thịt người, một kẻ tội phạm tình dục biến thái với nửa gương mặt bị chó gặm nát.
2. Zack And Miri Make A P*rno (2008)
Tưởng chừng vô hại với thiết kế bình thường cùng màu sắc tươi tắn, song tấm poster này vẫn bị cấm phát hành. Nhiều người đưa ra quan điểm cách thiết kế poster thực tế chỉ nhằm mục đích gây cười chứ không mang một ý nghĩa phản cảm hay thô tục nào. Tuy nhiên, MPAA đã đưa ra lý do không cho phát hành poster là vì nó không phù hợp với trẻ em khi xuất hiện đại trà ở các nơi công cộng như rặp phim. Có lẽ người chưa đủ nhận thức sẽ không hiểu được hành động của hai nhân vật trong poster, song nó vẫn bị MPAA cấm xuất hiện.
3. The People vs. Larry Flynt (1996)
Xoay quanh ngôi sao phim người lớn Larry Flynt, bộ phim mang đến một câu chuyện khá thú vị và hấp dẫn cho khán giả. Song tấm poster hình diễn viên Woody Harrelson dang rộng tay như hình ảnh Chúa Giê-su trên tập tự giá với lá cờ Mỹ quấn ở hạ bộ và nằm trên vùng nhạy cảm của một người phụ nữ đã dấy lên những tranh cãi về tôn giáo, lòng tự tôn dân tộc, các vấn đề tình dục và sắc tộc. Và đương nhiên, lệnh cấm của MPAA không phải đặt ra để cho có.
4. Bereavement (2010)
Poster của bộ phim này bị cấm lưu hành do quảng bá hình ảnh bạo lực trẻ em. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở bức hình này là để một cậu bé cầm vũ khí, nó đi ngược lại những hình ảnh trong sáng mà trước đây người ta nghĩ về một đứa trẻ.Đạo diễn phim Steven Mela bày tỏ sự thất vọng của mình cùng nỗi lo ảnh hưởng đến kinh phí ít ỏi của bộ phim, nhưng những người thi hành luật đều có lý lẽ riêng của họ.
5. Dying Breed (2008)
Một công ty quảng cáo đã từ chối phát hành rộng rãi poster của bộ phim vì hình ảnh chiếc bánh có nhân là các bộ phận cơ thể người nhầy nhụa, khiến ai nhìn thấy cũng buồn nôn. Poster vốn là bộ mặt của một bộ phim, nhưng bất cứ khi nào nhìn thấy poster, ngay cả khi ăn uống cũng làm bạn phát nôn thì đây quả là một sản phẩm sáng tạo tai hại. Dù được xem xét trưng bày ở rạp phim và trên mạng, song ekip của bộ phim kinh phí thấp này ít nhiều vẫn cảm thấy bất bình.