Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem (Phần 1)

Bên cạnh những bom tấn, làng phim kinh dị vẫn sản xuất ra những tác phẩm thất bại đáng quên và dưới đây là danh sách những tựa phim gây nhiều thất vọng nhất cho người xem.

1. Psycho (1998)

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1

Việc quy tụ dàn diễn viên thực lực như Vince Vaughn, Julianne Moore, Viggo Mortensen, William H. Macy đến vị đạo diễn đang lên Gus Van Sant cùng nhà phát hành danh tiếng Universal Pictures vẫn không giúp Psycho vươn lên mà cuối cùng nhận về thất bại thảm hại với hai giải Mâm xôi vàng, lỗ vốn nặng và hàng loạt ý kiến chê bai không tiếc lời. 

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  2

Lấn sân sang lĩnh vực kinh dị có lẽ là quyết định sai lầm nhất sự nghiệp của Gus Van Sant khi lần đầu chào sân ông đã mang đến một tác phẩm điện ảnh được sao chép một cách vụng về từ cuốn phim kinh điển của tác giả Alfred Hitchcock. Cũng nói về hành trình của sự hoảng loạn, biến thái khởi nguồn từ bi kịch của cô gái tóc vàng tên là Marion, thế nhưng phiên bản "dở dở ương ương" của Gus Van Sant được xem như một cách sao chép cẩu thả từ tượng đài kinh dị Psycho một thời.  

2. House on Haunted Hill (1999)

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  3

Trong khi bản phim gốc ra mắt vào năm 1959 được giới phê bình đánh giá rất cao thì House on Haunted Hill phiên bản 1999 lại bị mọi người chê tơi tả. Phim được xây dựng theo mô típ cũ quen thuộc, đó chính là phần thưởng được đưa ra và những ai tham gia vượt qua thử thách sẽ là người chiến thắng.

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  4

Cụ thể thử thách trong phim là phần thưởng 1 triệu USD cho ai "sống sót" trong căn nhà ma đến ngày hôm sau trong đó có một nhóm gồm năm người háo hức tham gia trò chơi cho đến khi phát hiện sự thật kinh hoàng tại đó.

Mặc dù được cứu vớt lại bởi những màn hù dọa chất lượng thì bộ phim của đạo diễn William Malone bị giới phê bình đánh giá rất thấp. Nhiều người cho rằng đây là một tác phẩm thiếu đầu tư chất xám, lạm dụng kỹ xảo không đúng chỗ, làm uổng phí nhân lực tham gia...

3. The Amityville Horror (2005)

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  5

Gây mâu thuẫn nhất trong danh sách này có lẽ chính là cái tên The Amityville Horror khi doanh thu cao gấp 10 lần kinh phí làm phim và nhận được đề cử Oscar cho hạnh mục "Nhạc nền xuất sắc" song bộ phim vẫn bị các chuyên gia đánh giá rất thấp (chỉ được 2/10 điểm). 

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  6

Về cách dàn dựng, không khó để thấy rằng nhà sản xuất đã rất đầu tư, chuyên nghiệp song nội dung phim chính là thứ đáng để nói đến. Là phần phim tiếp tục câu chuyện về gã sát nhân hàng loạt Ronald DeFeo Jr. Bi kịch trong phim bắt đầu khi gia đình Lutz chuyển đến một ngôi nhà trên Long Island, nơi đã diễn ra hàng loạt  các vụ giết người của Ronald DeFeo Jr., người đã giết sáu thành viên của gia đình ông ở đó vào năm 1974 và chứng kiến những hiện tượng siêu nhiên bí ẩn, kỳ lạ. 

Nhiều đánh giá so sánh bản phim năm 1979 với bản phim được làm mới ra mắt vào năm 2005 thì bản phim mới ra được đánh giá là thất bại nặng nề do có nội dung rời rạc, thiếu liên kết và quá "giả". Mọi thứ mà bộ phim này có được có lẽ chính là nhạc nền khá kinh dị, rùng rợn. 

4. The Wicker Man (2006)

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  7

Đen đủi hơn hẳn so với những người anh em cùng danh sách của mình, The Wicker Man (2006) phải gánh chịu hàng loạt giải thưởng bất đắc dĩ từ việc phim lỗ trầm trọng đến việc ẵm trọn 5 đề cử Mâm xôi vàng, trong đó có "Bộ phim dở nhất""Nam diễn viên chính dở nhất".

Phim về cuộc hành trình truy tìm tung tích của bé gái Rowan – con của người yêu cũ của viên cảnh sát Edward trên hòn đảo kỳ quái Summer. Tại đây, anh chứng kiến nhiều phong tục cổ xưa, các buổi tế thần rùng rợn. Đáng sợ nhất là lễ tế nữ thần mùa màng của những phụ nữ quá mạnh mẽ, đám đàn ông câm lặng và những đứa trẻ chưa bao giờ biết khóc. 

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  8

Được làm lại từ phần phim gốc năm 1973, bộ phim của đạo diễn Neil LaBute dù có nhiều sáng tạo ở việc thay đổi bối cảnh, nội dung song những gì bộ phim mang lại vẫn khiến khán giả và giới phê bình lắc đầu ngao ngán. Thậm chí lúc đó ãng phát hành Warner Bros lúc đó còn phải xóa tên (theo đề nghị) đạo diễn bản gốc Robin Hardy vì ông cảm thấy xấu hổ với e-kip làm lại.

5. The Omen (2006)

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  9

Thêm một cái tên làm lại nữa góp mặt vào danh sách này đó chính là The Omen phiên bản 2006 của đạo diễn người Ireland - John Moore. Quyết định đi theo cốt truyện cũ, kể về một bi kịch của cả một gia đình thông qua hình ảnh một đứa trẻ quỷ nhập. Thế nhưng những gì mà bản phim remake sáng tạo được đó chính lại sự thay đổi các diễn viên. 

Trong khi phần phim gốc được xem như một cuộc cách mạng của dòng phim kinh dị tâm linh thì phần phim làm lại dù vẫn đạt doanh thu khả quan và quy tụ nhiều sao nhưng gây tranh cãi dữ dội.

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  10

Đây cũng là cái tên minh chứng cho thấy những món ăn lạ chỉ nên ăn thử một lần và các nhà làm phim nên cân nhắc kỹ trước khi làm lại một bộ phim rất thành công trước đó bởi nó vừa dễ bị so sánh với bản gốc, vừa vấp phải lối rập khuôn trống rỗng kiểu "bình cũ rượu mới" khiến khán giả chán ngán và cảm thấy phí thời gian để xem. 

6. One Missed Call (2008)

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  11

Không khác gì số phận của các bản remake trước đó, bản làm lại One Missed Call (2008) cũng bị người xem chê tơi tả vì nó không đáp ứng được kỳ vọng khi bộ phim được làm lại từ tác phẩm kinh dị nổi tiếng của đạo diễn Takashi Miike - bậc thầy phim cảm giác mạnh của Nhật bản.

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  12

Giữ nguyên cốt truyện chính, One Missed Call (2008) xoay quanh các cuộc gọi mang lại sự chết chóc vốn đã làm nên thương hiệu rùng rợn của dòng phim kinh dị Nhật Bản. Ngoài ra, phiên bản của Hollywood còn sử dụng lại một số cảnh quay gốc từ bản 2003 thế nhưng vẫn không thể tạo ấn tượng mạnh với công chúng như phần phim trước đã từng. 

So với bản gốc ra mắt vào năm năm trước, ít ai biết rằng bản làm lại của năm 2008 đã bị các nhà phê bình Mỹ thẳng tay chấm cho 0 điểm. Thậm chí trang Rotten Tomatoes còn trao cho phim giải "Phim bị chê bai nhiều nhất năm 2008" để... nhấn mạnh độ "non tay" của đạo diễn Eric Valette khi remake lại tác phẩm nổi tiếng.

7. Hellraiser: Revelations (2011)

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  13

Tuy không nổi tiếng như Friday the 13th hay A Nightmare on Elm Street, thế nhưng Hellraiser vẫn được đông đảo fan phim kinh dị yêu thích và xem như thuộc hàng kinh điển thời bấy giờ. Viễn cảnh tươi sáng ấy kéo dài không được bao lâu cho đến khi Hellraiser: Revelations ra mắt. Sự ra đời của phần phim này được ví như lời giải đáp cho câu hỏi vì sao series kinh dị này mãi không thể ngóc đầu lên được như những 'người bạn' khác?

Những tựa phim kinh dị dở đến mức...khiến bạn thấy phí tiền khi xem Phần 1  14

Nội dung phim xoay quanh hình tượng ma đinh. Mọi chuyện bắt đầu khi Steven Craven (Nick Eversman)Nico Bradley (Jay Gillespie) đi du lịch đến Mexico và phát hiện ra một chiếc hộp xếp hình mạ vàng. Sau đó cả hai đã bị bắt bởi một kẻ đầu đóng đầy đinh. Cuối cùng chiếc vì không tìm được tin tức gì từ hai người, chính quyền Mexico đã gởi hành lý, kèm chiếc hộp kia về cho gia đình họ. Trong một buổi họp mặt của hai gia đình, mọi người đã tò mò và vô tình mở chiếc hộp ra. Từ đó hàng loạt những sự kiện kinh hoàng xảy đến. 

Nhiều người nhận xét rằng nhân vật Pinhead của phim cũng không còn đủ sức hút, khiến phim không khác gì được làm cho có để hãng Dimension có thể níu giữ thương hiệu Hellraiser trụ lại lâu thêm tí nữa để "vắt sữa" từ túi tiền của người hâm mộ.

CÒN TIẾP

 

 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang