Phim "Vị" không chỉ bị cấm bởi khỏa thân tập thể dài hơn 30 phút?

Mới đây, Cục điện ảnh cho biết quyết định cấm phổ biến phim "Vị" của đạo diễn Lê bảo không chỉ do hình ảnh khỏa thân tập thể hơn 30 phút mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác.

Việc tựa phim Vị của đạo diễn Lê Bảo mặc dù đoạt giải cao tại các đấu trường quốc tế nhưng lại không được công chiếu tại quê nhà Việt Nam những ngày qua đã thu hút nhiều sự quan tâm chú ý từ cộng đồng mạng. Được biết, quyết định cấm phát hành phổ biến phim của Cục điện ảnh không chỉ xuất phát vì nguyên nhân cảnh nóng thô tục kéo dài mà còn vì nhiều lý do khác. 

Phim Vị không chỉ bị cấm bởi khỏa thân tập thể dài hơn 30 phút?

Câu chuyện phim xoay quanh cầu thủ Nigeria đến Việt Nam lập nghiệp, hợp đồng bị chấm dứt khiến anh lâm cảnh khó - phải sống chung nhà, sinh hoạt tập thể với bốn phụ nữ trung niên ở xóm lao động nghèo. Mặc dù câu chuyện, lời thoại và bối cảnh nghệ thuật được đánh giá cao, nhưng bấy nhiêu không đủ để cứu nổi tác phẩm.

Theo đó, cảnh khỏa thân dài hơn 30 phút trong phim không chỉ là lý do khiến bộ phim bị cấm chiếu. Theo đánh giá của Nghệ sĩ Việt Văn, vấn đề phim Vị không chỉ nằm ở chỗ cảnh khỏa thân kéo quá dài, mà còn ở chỗ hình ảnh phụ nữ Việt Nam hiện lên nhếch nhác, bệ rạc một cách khó hiểu. Các nhân vật được sắp đặt trong bối cảnh ánh sáng tối, u uất như trong nhà tù. Phim không thiếu hình ảnh phản cảm gây ức chế và tạo sự liên tưởng giữa phụ nữ với con heo. 

Phim Vị không chỉ bị cấm bởi khỏa thân tập thể dài hơn 30 phút? 2

Bên cạnh đó, mặc dù có câu chuyện đen tối, góc quay chật hẹp, tù túng nhưng kết phim lại không đem lại sự tươi sáng hay lối thoát cho nhân vật, khiến người xem cảm thấy hụt hẫng và không biết rằng liệu sự u uất, bệ rạc, nhầy nhụa bầy đàn nguyên thủy trong Vị muốn truyền tải một thông điệp gì?

Phim Vị không chỉ bị cấm bởi khỏa thân tập thể dài hơn 30 phút? 3

Nếu nhìn lại lịch sử trước đó, có thể thấy rằng bộ phim của đạo diễn Lê Bảo không phải trường hợp đầu tiên của điện ảnh Việt Nam dù dễ đoạt giải ở xứ người nhưng về nước không được phê duyệt. Ngoài ra có thể thấy, phần lớn nhà làm phim độc lập đặc biệt ưa thích khai thác góc u tối, nhớp nháp đưa lên màn ảnh. Có chăng cứ phải nghèo hèn, nhếch nhác thì sẽ là nghệ thuật đáng được tôn vinh, trân trọng?

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang