So sánh giữa Captain Marvel và Shazam: cuộc chiến tranh giành tên thương hiệu gay gắt giữa DC và Marvel

Captain Marvel và Shazam ngày trước đều được biết đến dưới cái tên Captain Marvel, nhưng vì sao lại có sự thay đổi về tên tuổi rõ rệt như thế ở thời điểm hiện tại?

Có một sự thật rằng ít người biết được, có một thời thì cả Carol Danvers của Marvel và Billy Batson của DC để mang cho mình biệt danh là Captain Marvel. Nhưng thời gian sau thì một trong hai lại phải đổi tên thành Shazam, còn những người hâm mộ của DC lại luôn gọi Shazam là "The Real Captain Marvel" (Captain Marvel Thực Sự). Câu chuyện này là như thế nào và có sự tình gì xảy ra bên trong nó? Chúng ta cùng tìm hiểu thử nhé.

So sánh giữa Captain Marvel và Shazam: cuộc chiến tranh giành tên thương hiệu gay gắt giữa DC và Marvel 1

So sánh giữa Captain Marvel và Shazam: cuộc chiến tranh giành tên thương hiệu gay gắt giữa DC và Marvel 2

Những meme thường thấy về Captain Marvel của fan DC (DCMarvel Fandom)

Shazam chính là nhân vật đầu tiên có cái tên Captain Marvel

Nếu như bạn chưa biết thì Captain Marvel (hay Shazam) từng được sáng tạo vào năm 1939 bởi C. C. Beck và tác giả Bill Parker. Captain Marvel lần đầu tiên xuất hiện trong Whiz Comics #2 (1940) do chính Fawcett Comics phát hành. Theo đó thì cậu bé Billy Batston là nhân vật chính và biến thành một Siêu anh hùng có sức mạnh khổng lồ, tốc độ cực nhanh cùng nhiều năng lực khác chỉ nhờ vào câu thần chú "Shazam"

Nếu thống kê danh số của truyện thì Captain Marvel đã là Siêu anh hùng nổi tiếng nhất của những năm 1940 và vượt trội hơn hẳn Superman. Cũng nhờ vào sự nổi tiếng đó mà Fawcett Comics đã mở rộng ra gia đình Marvel của mình với những nhân vật có sự mạnh khác như Mary Marvel hay Captain Marvel Jr. có thể san sẻ sức mạnh với Billy. Captain Marvel cũng là siêu anh hùng đầu tiên được chuẩn thể lên màn ảnh với loạt phim Adventures of Captain Marvel năm 1941.

So sánh giữa Captain Marvel và Shazam: cuộc chiến tranh giành tên thương hiệu gay gắt giữa DC và Marvel 3

(Nguồn ảnh: Fawcett Comics )

Thấy được Captain Marvel đang có phần nào đó lấy ý tưởng từ sức mạnh của Superman nên DC lúc đó đã quyết tâm khởi kiện Fawcett Comics về những vấn đề liên quan đến bản quyền. Tuy nhiên Fawcett Comics đã giành được chiến thắng ở 2 phiên tòa đầu tiên, nhưng đến vụ kiện thứ 3 vào năm 1953 thì hãng đã chấp nhận ngưng xuất bản Captain Marvel bởi vì doanh số sụt giảm, cũng như là kết luận "đạo văn" đến từ phía tòa án.

So sánh giữa Captain Marvel và Shazam: cuộc chiến tranh giành tên thương hiệu gay gắt giữa DC và Marvel 4

(nguồn ảnh: Fawcett Comics)

Thấy được tiềm năng của Captain Marvel, DC đã mua lại bản quyền của siêu anh hùng này từ tay cảu Fawcett Comics và bắt đầu sản xuất nó trở lại. DC cũng nắm toàn quyền những nhân vật có liên quan và bắt đầu đưa chúng vào trong vũ trụ Siêu anh hùng của DC Comics. Tuy nhiên lúc này hãng đã không hề nghĩ đến chuyện bản quyền và đây cũng là thời điểm mà vấn đề giữa DC và Marvel nảy sinh.

Rắc rối của DC với Marvel xung quanh thương hiệu Captain Marvel

Sau sự kiện năm 1953 cho đến năm 1972 thì Captain Marvel của DC không còn xuất hiện trong thế giới truyện tranh nữa. Marvel Comics đã nhận ra được vấn đề này và nhanh chóng đăng kí bản quyền thương hiệu cho cái tên Captain Marvel, cũng như là ngay lập tức cho ra mắt một tập truyện mới với cái tên Captain Marvel #1 với nội dung xoay quanh Siêu anh hùng Mar-Vell người Kree vào tháng 5 năm 1968

So sánh giữa Captain Marvel và Shazam: cuộc chiến tranh giành tên thương hiệu gay gắt giữa DC và Marvel 5

(Nguồn ảnh: Marvel Comics)

Chính vì lý do đó mà sau khi DC hồi sinh Siêu anh hùng Captain Marvel vào năm 1972 thì họ đã phải đưa tên vị phù thủy đã ban sức mạnh và câu thần chú "Shazam" cho Billy Batson trở thành tiêu đề của bộ truyện, cũng như là những bộ phim truyền hình và đồ chơi đi kèm. Nhưng có rất nhiefu những người hâm mộ của DC đã quen với cái tên Captain Marvel nên DC đã thêm vào tiêu đề của Shazam là The Original Captain Marvel (Captain Marvel nguyên bản). 

So sánh giữa Captain Marvel và Shazam: cuộc chiến tranh giành tên thương hiệu gay gắt giữa DC và Marvel 6

(Nguồn ảnh: DC Comics)

Tuy nhiên hành động này của DC đã khiến cho Marvel gửi một bức thư đe họa liên quan đến bản quyền nên DC đã phải sửa tiêu đề phụ lại là The World’s Mightiest Mortal (Người Phàm Trần Mạnh Mẽ Nhất Thế Giới) kể từ tập Shazam! #15 (12/1974).

Nói một cách dễ hiểu thì cả DC và Marvel đều có một nhân vật với cái tên là Captain Marvel nhưng chỉ có Marvel Comics mới có đủ pháp lý để có thể đưa cái tên đó lên đầu truyện. Cũng từ sự kiện này mà người hâm mộ của DC đã dần quen với việc Billy Batson với cả hai cái tên là Captain Marvel và Shazam. Phải cho đến năm 2011, khi mà DC tiến hành tái khởi động lại một loạt truyện với New 53 thì Billy Batson đã chính thức mang cái tên Shazam và Captain Marvel đã chính thức đi vào dĩ vãng.

So sánh giữa Captain Marvel và Shazam: cuộc chiến tranh giành tên thương hiệu gay gắt giữa DC và Marvel 7

(Nguồn ảnh: DC Comics)

Còn Marvel thì vẫn tiếp tục phát triển thương hiệu Captain Marvel với nhiều đời nhân vật như Mar-Vell, Genis-Vell hay Monica Rambeau và nổi tiếng nhất là Carol Danvers.

So sánh giữa Captain Marvel và Shazam: cuộc chiến tranh giành tên thương hiệu gay gắt giữa DC và Marvel 8

(Nguồn ảnh: Marvel Studios)

Nói cho cùng thì Fawcett Comics hay DC mới chính là những người đầu tiên sáng tạo ra Captain Marvel, nhưng họ lại chậm chân trong việc đang ký bản quyền thương hiệu, thứ vốn chưa được xem trọng nhiều năm về trước. Và kết quả là nhân vật Marvel tuy sinh sau đẻ muộn nhưng lại được pháp lý bảo vệ.

Trong năm 2019 này thì cả hai "Captain Marvel" đều bước lên màn ảnh rộng và gây ấn tượng với khản giả trên toàn thế giới nhưng lại được ra mắt với hai cái tên khác nhau rạch ròi. Hiện Captain Marvel đang công chiếu ngoài rạp và "Shazam" sẽ ra mắt khán giả vào ngày 05/04 sắp tới.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Jujutsu Kaisen đối mặt với chỉ trích từ người hâm mộ Nhật Bản vì thiếu sự sáng tạo trong cốt truyện

Jujutsu Kaisen đối mặt với chỉ trích từ người hâm mộ Nhật Bản vì thiếu sự sáng tạo trong cốt truyện

hoanlagvnDũng Nhỏ

Series manga Jujutsu Kaisen của Gege Akutami chắc chắn đã tạo được tiếng vang trong những năm gần đây. Việc tác giả Gege Akutami mạnh tay loại bỏ một số nhân vật chủ chốt của bộ truyện mới đầu đã khơi gợi sự tò mò và hứng thú của độc giả. Tuy nhiên, có vẻ như cốt truyện đang dần trở nên thiếu sáng tạo và đổi mới, thường xuyên lặp lại những mô típ cũ khiến người hâm mộ bắt đầu cảm thấy nhàm chán.

Giải trí
Tuổi thọ ngắn ngủi của tác giả Manga: Nghiên cứu mới hé lộ sự thật đáng buồn

Tuổi thọ ngắn ngủi của tác giả Manga: Nghiên cứu mới hé lộ sự thật đáng buồn

hoanlagvnDũng Nhỏ

Vào ngày 1 tháng 3 năm 2024, cộng đồng người hâm mộ manga quốc tế chìm trong đau buồn khi hay tin tác giả huyền thoại Akira Toriyama qua đời đột ngột ở tuổi 68 vì xuất huyết dưới màng cứng cấp tính. Sự ra đi của cha đẻ Dragon Ball và Dr. Slump không chỉ để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người hâm mộ mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề tuổi thọ đáng lo ngại của các tác giả manga Nhật Bản.

Giải trí
Lên đầu trang