Phiên bản digital của Avengers: Endgame đã đem đến một cái nhìn vô cùng mới mẻ về bom tấn này với rất nhiều những tình tiết cũng như cảnh hậu trường thú vị
Avengers: Endgame sau khi trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại thì Marvel Studios cũng đã tung ra một phiên bản digital cho bom tấn này với rất nhiều những tình tiết chưa từng xuất hiện trên màn ảnh rộng, những cảnh bị bắt và hoạt động của đoàn làm phim và diễn viên phía sau hậu trường.
Cũng trong bản digital này cũng đã hé lộ ra 12 điểm thú vị chưa từng được nhắc đến trong phiên bản chính thức mà chỉ có những người sở hữu bản digital mới biết được. Những điều đó là gì, chúng ta hãy cùng điểm qua thử nhé.
1. Biên kịch của Avangers: Endgame từng lo sợ rằng bom tấn này không bao giờ được ra mắt.
Hai nhà biên kịch của Marvel Christopher Markus và Stephen McFeely, là những người đã chắp bút cho tất cả những kịch bản có sự góp mặt của siêu anh hùng Captain America, bao gồm 3 phần phim riêng và 2 siêu phẩm Infinity War và Endgame.
Trong phiên bản digital này thì Markus cũng đã có chia sẻ với người hâm mộ rằng: "Khi chúng tôi có cuộc nói chuyện với Marvel's Studio lúc này thì họ đã ra mắt 2 phim rồi. Và rồi họ đề xuất ra một ý tưởng rằng "mọi thứ sẽ được xây dựng thành một vũ trụ khổng lồ, kết nối với nhau và chuyển biến không ngừng", còn tôi lúc đó thì kiểu "Ừ, chắc chắn, tất nhiên là chúng ta sẽ làm như thế, chắc chắn luôn."
Biên kịch Marvel của 10 năm trước khó tin rằng Avengers: Endgame sẽ xảy ra.
Cũng chính vì Marvel muốn vũ trụ điện ảnh này biến chuyển không ngừng nên họ cũng không tin được rằng Avengers: Endgame lại có thể xảy ra được.
Bộ đôi biên kịch này đã có những cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng đến quá đà trong suốt hơn một thập kỉ qua sau khi chính tay chắp bút cho dự án The First Avenger. Tuy nhiên lúc đó vũ trụ điện ảnh của Marvel vẫn còn non trẻ và chưa đạt được nhiều thành công đúng như mong đợi, vì vậy sự nghi ngờ là điều hoàn toàn dễ hiểu mà thôi.
2. Chris Evans lo ngại vai diễn Captain America, còn Marvel thì quyết tâm theo đuổi đến cùng.
Câu chuyện về việc Chris Evans cảm thấy lo ngại trước vai diễn Captain America vốn không phải là một chuyện quá xa lạ gì nữa, nhưng việc này không hề liên quan gì đến kết quả của The First Avengers cả, tất cả đều xuất phát từ nỗi sợ, nỗi sợ của việc phải bó buộc trong một cuộc hành trình sự nghiệp đầy rủi ro.
Bản thân của Chris cũng đã từng chia sẻ rằng:" Lý do khiến tôi chần chừ đó là bởi sự gắn bó tận tụy. Đây là một tựa phm lớn và mọi người biết đấy, tất cả những phần phim đó nếu thành công thì sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn, có thể thay đổi lối sống của một diễn viên. Nhưng nếu những phần phim đó thất bại thì nó chẳng khác gì một hố bom đầy bọ rết cả."
Chris Evans càng chán vai, Marvel càng bỏ công theo đuổi anh.
Nhưng Marvel lại không hề có suy nghĩ như thế, thậm chí họ còn thấy được rằng, việc Chris chần chừ với vai diễn Steve Rogers chỉ càng khiến cho Marvel nỗ lực hơn trong việc theo đuổi Chris mà thôi. Kèm theo đó là lời nhận xét của ban giám đốc casting Sarah Finn cho rằng: “Việc Chris ngần ngại trước vai diễn này cho thấy anh ta vô cùng hợp với nhân vật, vì Captain America không cần sự nổi tiếng và chú ý. Anh ta rất mẫu mực và khiêm tốt, và Chris cần cảm nhận những điều đó từ tận đáy lòng“.
3. Bộ giáp của Pepper là đồ thật chứ không phải một sản phẩm của kỹ xảo.
Sự xuất hiện của Pepper trong trang phục Rescue được thiết kế bởi Iron Man chính là một trong những phân cảnh đáng chú ý nhất trong phần phim này. Điều đáng nói hơn, dù cho phân cảnh chiến đấu cuối cùng là một bữa đại tiệc CGI hoành tráng nhưng bộ trang phục của Pepper lại là một sản phẩm được thực hiện theo kiểu truyền thống.
Bộ giáp của Pepper Potts.
Theo đó thì phần nửa trên của bộ giáp là đồ thật với một phần đĩa được gắn thêm vào ở khâu hậu kì. Trong hậu trường của phim thì người hâm mộ cũng có thể thấy được hình ảnh Paltrow xuất hiện trong một khoảnh khắc nhỏ với bộ trang phục thực tế và chưa qua kỷ xảo nào.
4. Anh em nhà Russo "tôn thờ" sự hi sinh của Black Widow.
Việc Black Widow phải hi sinh để lấy được Đá Linh Hồn chính là một trong những phần cảnh đáng buồn nhất trong Avengers: Endgame. Để tri ân nữ nhân vật này thì trong bản digital đã dành hẳn một phần riêng để nói về lịch sử của cô nàng này, cùng với những chia sẻ thật lòng của anh em nhà Russo.
Theo như lời chia sẻ của Joe thì sự hi sinh của Nat chính là "khoảnh khắc anh hùng nhất trong lịch sử của vũ trụ Marvel", dù cho cái chết của Tony Stark lại đem đến nhiều sự ảnh hưởng hơn đối với người xem trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Black Widow có một sự hi sinh cao đẹp đáng ngưỡng mộ.
Ngoài ra thì nhiều người hâm mộ cho rằng cái chết của Black Widow lại là một cái chết khá chóng vánh khiến người xem vẫn chưa cảm nhận được hết sự đau thương trong cảnh phim này. Cũng chính vì thế mà người xem đang rất mong chờ vào phần phim riêng của Black Widow sẽ có thể đào sâu hơn về sự hi sinh của cô trong Endgame.
Những lời nói của Joe đã cho thấy được sự tiếc thương và tôn trọng của ông với nữ siêu anh hùng này.
5. Cái bụng phệ của Thor nặng đến 30 kg.
Tất nhiên là bản digital cũng sẽ có một phân đoạn riêng để nói về Thor, một trong những nhân vật đáng chú ý nhất trong Avengers: Endgame, quá trình mà Chris Hemsworth hóa thân thành "Bro Thor".
Trong phân cảnh hậu trường thì chúng ta có thể thấy được rằng anh đã phải mang lên người một cái bụng phệ có phần cồng kềnh. Chris cũng có chia sẻ rằng "Bộ trang phục bụng bự này tôi nghĩ nó phải nặng đến 20-30 mấy kí lô. Tôi chưa bao giờ mặc một thứ gì cồng kềnh và nóng bỏng như thế này cả".
“Thor béo” có chiếc bụng đầy đặn nặng đến gần 30kg.
Ngoài cái bụng phệ ra thì Chris Hemsworth cũng chia sẻ một số thay đổi mà anh phải thực hiện: "Tôi phải nhét một số thứ vô miệng để mai bên má của tôi phồng ra một tí, giọng nói của tôi cũng bị thay đổi một tí, nhưng nó lại đem đến những kết quả khá tốt. Biến anh trở thành một Thor hoàn toàn khác"
6. Câu thoại nói đùa bị cắt của War Machine.
Sẽ có đến 6 phân đoạn bị cắt xuất hiện trong phiên bản digital của Avengers: Endgame, trong đó có một đoạn thoại vô cùng thú vị đến từ Don Cheadle hay War Machine. Trong phim anh là một tuýp người không hay nói nhiều, tính cách của anh có phần "nói ít làm nhiều" hơn. Tuy nhiên một đoạn đối thoại bị cắt giữa anh và Thor đã cho người xem thấy được rằng anh cũng có khiểu hài hước riêng.
War Machine đã có câu thoại để đời, nhưng đáng tiếc lại bị cắt khỏi phim.
Cụ thể là Thor đã hỏi Tony rằng "Ông nghĩ cái gì đang chảy dài trong mạch máu tôi?“ thì lúc này Don đã trả lời bằng một loạt những từ lóng như “Coco Puffs“, “nachos“, “Funyuns” (tên các loại món ăn nhẹ nổi tiếng) nhưng “mặn” nhất phải là “embarrassment” (nỗi xấu hổ).
Ở bản chính thức thì Don chỉ nêu ra đúng mỗi một món là “Cheez Whiz” (một loại sốt phô mai) đã khiến cho tính hài hước của anh bị giấu đi khá nhiều.
7. Phân cảnh Tony Stark cạo đầu Rocket Racoon.
Phân cảnh này diễn ra khi mà nhóm Avengers đang bàn kết hoạch cho chuyến du hành thời gian của mình. Rocket lúc này đã xem qua những tư liệu liên quan đến trận chiến New York năm xưa, đồng thời đưa ra nhận xét rằng Chitauri là “đội quân tệ hại nhất dải ngân hà”. Cậu cũng hỏi rằng vì sao mọi người không thổi bay con tàu mẹ đi để kết thúc mọi chuyện sớm nhất có thể.
Tony thẳng tay cạo đầu Rocket vì quá “lì”.
Steve lúc này đã giải thích rằng họ không biết con tàu mẹ nằm ở đâu cả và Rocket đã cười rất lớn để mỉa mai. Kết quả là Tony đã phải cầm máy cạo để cạo một mảng đầu của Rocket nhằm chặn họng chú chồn mồm mép này. Kết quả là cả đội đã được một phen cười không ngớt.
8. The Ancient One phù phép chai Soda trước mặt của Hulk.
Có một phân cảnh thú vị khác trong bản digital, đó là cảnh The Ancient One đang dùng năng lực tối thượng của mình để khiến cho một chai soda lơ lửng trước mặt của Hulk. Tuy nhiên phân cảnh này đã bị loại bỏ và không được chỉnh sửa hậu kì, vì thế mà người xem có thể thấy được bàn tay của một nhân viên đoàn làm phim chuyền chai Soda cho Tilda Swinton trong khi cô đang nhập tâm hết sức vào vai Ancient One của mình.
Chai soda cam khiến cảnh phim nghiêm túc trở nên buồn cười.
9. Gia đình của Tony Stark có nuôi một con lạc đà Alpaca.
Tại khuôn viên của nhà Tony có sự xuất hiện của một chú lạc đà alpaca và tên của chú là Gerald. Cụ thể thì trong phân cảnh này Pepper đã than phiền với Tony rằng chú lạc đà này đang ăn củ khởi trong vườn nhà, còn Tony thì cứ khăng khăng rằng Gerald là chú lạc đà của cả 2 chứ không phải là của riêng anh.
Chú lạc đà alpaca là thú nuôi của nhà Stark.
Pepper cũng đã thẳng thắn khẳng định rằng nó sẽ không phải là con lạc đà của cô nếu nó còn tiếp tục ăn củ khởi, sau đó yêu cầu Tony đi tìm Morgan.
10. Tony nhắc đến Ngài vịt Howard.
Avengers: Endgame là phần phim quy tụ gần như toàn bộ tất cả các siêu anh hùng của Marvel và tất nhiên cũng sẽ có những cái tên dù có xuất hiện nhưng cũng ít được người hâm mộ để ý đến. Cụ thể thì trong một đoạn phim ngắn trong bản digital thì Tony Stark đã có nhắc đến Howard the Duck - Ngài vịt từng xuất hiện chớp nhoáng trong hai phần Guardians of the Galaxy
Howard the Duck xuất hiện trong “Avengers: Endgame”.
Khi mà Tony đang nói chuyện với Cap và đồng ý sẽ cùng nhóm Avengers đi về quá khứ thì anh cũng đã la to lên rằng “F***, a duck!” như một dụng ý nhắc đến Howard. Ngoài ra thì một số người hâm mộ có thể thấy được sự xuất hiện của vịt Howard trong trận chiến cuối cùng, tay giương lên một chiếc đại liên trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
11. Cảnh các siêu anh hùng quỳ gối trước thi thế của Iron Man.
Đây là một trong những cảnh quay đáng tiếc bị cắt khỏi Avengers: Endgame, bởi sau khi Tony chính thức qua đời thì toàn bộ các siêu anh hùng đã quỳ gối xuống để tiễn đưa anh, trừ Gamora vì cô đang là phiên bản đến từ năm 2014 và hoàn toàn xa lạ đối với những câu chuyện như thế này.
Cảnh các siêu anh hùng quỳ gối trước thi thể Iron Man
Tuy nhiên anh em nhà Russo cũng đã loại phân cảnh này ra khỏi phim chính thức vì cả hai không muốn cảm xúc của người xem bị chi phối quá nhiều, khi mà phản cảnh sau còn có một đám tang riêng dành cho Iron Man nữa.
12. Nhóm phát triển kỹ xảo của Marvel và những phân cảnh hiệu ứng đỉnh cao của Captain America.
Nếu nói về những anh hùng thầm lặng thì không thể nào quên kể đến nhóm phát triển kỹ xảo của Marvel, trong đó đóng góp lớn nhất phải nói đến nhóm của Ryan Meinerding khi họ đã là những người tạo lên những cảnh phim đáng nhớ nhất của Captain America dưới sự chỉ đạo của anh em nhà Russo, nổi bật nhất chính là cảnh đấu đá tại thang máu trong Captain America: The Winter Soldier.
Nhóm sản xuất chính là những anh hùng thầm lặng cần được tuyên dương hơn cả của MCU.
Tuy nhiên nếu như không được nhắc đến trong bản digital thì chắc cũng không ai biết đến những người anh hùng đứng sau sự thành công của những bom tấn siêu anh hùng trên màn ảnh rộng đâu nhỉ.