[MSI2016]: Diễn biến vòng bán kết giữ RNG và SKT T1

Diễn biến về trận đấu giữa RNG và SKT T1 sẽ được thông tin đầy đủ trong bài viết này

Game 1

Có thể nói, RNG đã có lợi thế ngay từ khi cấm chọn. Mấu chốt của trận đấu này là ở cặp đôi đường trên, kèo Trundle và Poppy kinh điển nhưng từ trước đến giờ, chất tướng Poppy chưa bao giờ đì lại được Trundle. Và chiến công đầu dành cho RNG đến từ một pha solo thắng của Looper với Duke ở đường trên là minh chứng rõ nhất cho điều đó. Looper hơn Duke đến 40 chỉ số lính, RNG tạo thêm điều kiện cho Looper bằng cách nhường bùa lợi sứ giả khe nứt cho anh.

RNG chiếm thế thượng phong trong cả trận đấu. Từ lối di chuyển, gank các đường đến kiểm soát các mục tiêu lớn và kể cả kỹ năng cá nhân RNG đều trên cơ. Tất cả trụ, bùa lợi rồng và Baron đều thuộc về RNG. Phút 35, RNG có được Baron và tràn vào có được cả 3 đường, trận thua đầu tiên của SKT chỉ còn là vấn đề thời gian. Pha giao tranh cuối cùng, dù các thành viên của RNG đã biến mất trên bản đồ nhưng vẫn còn có Looper một mình băng băng lao vào phá nhà chính SKT trước sự bất lực của nhà vô địch LCK. Royal Never Give Up có được chiến thắng đầu tiên trong loạt Bo5 này.

 

 

Game 2

Azir của Faker vẫn luôn là một cái “dớp” trong MSI năm nay khi những trận cầm Azir của anh không thực sự hiệu quả. Và lại là kèo định mệnh ở đường giữa đối đầu với Leblanc. Trong những phút đầu tiên của trận đấu, RNG có được chút ít lợi thế khi nhận thấy SKT đổi đường đã ngay lập tức đổi đường ngược lại, Leblanc của Xiaohu dịch chuyển gank top và có được chiến công đầu phút thứ 7 giành cho RNG.

Blank đã cất lên tiếng nói của mình khi sau đó thực hiện một pha gank top lấy đi 2 mạng của RNG, 2-1 cho SKT. Và sau đó hoàn toàn là sân khấu của vị Hoàng đế sa mạc trong tay Faker khi rất chủ động mở đầu giao tranh với chiêu cuối Phân chia thiên hạ, đội hình SKT tràn vào và Faker thoải mái đứng ngoài xả sát thương cực kỳ khủng khiếp. Nhiệm vụ của SKT trong trận đấu này chỉ là hỗ trợ tầm nhìn xung quanh Faker để đảm bảo an toàn cho anh và càn vào RNG để Azir đứng ngoài “xỉa”. Tỉ số được san bằng 1-1.

 

 

 

Game 3

Leona – một con bài hỗ trợ đã bị out meta khá lâu – lần đầu tiên xuất hiện tại MSI năm nay, sử dụng cặp đôi Jhin Leona để khắc chế con bài Soraka của Wolf. Trận đấu không có quá nhiều điều để nói về chiến thuật, chỉ đơn giản là hơn thua về kỹ năng cá nhân là chủ yếu. Giai đoạn đầu trận cả 2 đội khá cân bằng về điểm hạ gục nhưng điều khác biệt là điểm hạ gục RNG tập trung ở Elise – một vị tướng không cần quá nhiều mạng. Còn SKT thì tập trung ở Faker, khiến con cá này trở nên thực sự nguy hiểm.

So với Faker, Azir trong trận đấu này của Xiaohu xử lý chiêu cuối khá tệ khi không tạo được tác dụng gì và lượng sát thương gây ra cũng khá hạn chế. 2 sách chiêu hồn Mejai của Duke và Faker đã phản ánh quá rõ cục diện trận đấu. Bùa lợi Baron, rồng 4, các điểm hạ gục SKT đều nắm giữ và chiến thắng ở ván đấu thứ 3 giành cho họ. SKT chỉ còn cách tấm vé tiến tới trận chung kết 1 ván đấu nữa thôi.

Game 4

Có lẽ tôi không cần phân tích quá nhiều về trận đấu này, vì RNG chỉ đơn giản là đã buông chuột và thể hiện một bộ mặt bạc nhược trước nhà đương kim vô địch LCK. Những tưởng đây sẽ là một cặp đấu rất gay cấn và hấp dẫn nhưng RNG đã bác bỏ nhận định này. SKT đã có một chiến thắng hoàn hảo: Không mất một mạng nào, không mất một trụ nào. Các bùa lợi rồng, sứ giả khe nứt và Baron đều thuộc về họ.

Ngoại trừ trận đấu đầu tiên giành chiến thắng, bắt đầu từ trận thứ 2 RNG dần bị cuốn theo lối chơi của SKT, trận thứ 3 chống chọi trong vô vọng và trận cuối cùng là không còn ý chí. Đôi khi, thắng hay thua không còn quan trọng mà là ý chí chiến đấu và cống hiến cho khán giả những màn trình diễn mãn nhãn để dù kết quả có ra sao thì cũng an lòng vì đã cố gắng hết sức. Sự khác nhau giữa Hàn Quốc và Đại lục có lẽ chính là như vậy. Sau loạt Bo5 này, đội chủ nhà Royal Never Give Up sẽ bị chỉ trích khá nhiều vì đã quá dễ dàng chấp nhận buông xuôi.

Bài cùng chuyên mục