Cùng nhìn lại chặn đường gian khổ tiến tới trận chung kết của EDG
Một trong những cái tên được cho là đặt sẵn 1 chân trong trận chung kết thế giới, EDG đã làm thất vọng người hâm mộ khi thất bại 0-3 muối mặt trước Fnatic.
Giai đoạn tiền mùa giải
Trờ về LPL mùa giải năm nay, EDG vẫn giữ đội hình chính với những cái tên không còn xa lạ với người hâm mộ: 2 ngôi sao Hàn Quốc Pawn – đường giữa và Deft – Xạ thủ, đường trên Koro1, con “quái vật” trong rừng Clearlove và Meiko hỗ trợ.
Tuy nhiên, để nhắm đến một mùa giải thành công, lại lo ngại vấn đề chấn thương của Pawn có thể tái phát bất cứ lúc nào, ban lãnh đạo của EDG đã quyết định kí thêm hợp đồng với 2 người chơi đường giữa Hàn Quốc khác là Scout – tuyển thủ trẻ tuổi trước đó là người của SKT T1 và Kang “Athena” Ha-woon – tuyển thủ đã vô địch cùng Ever tại IEM Cologne với màn trình diễn vô cùng ấn tượng.
Giai đoạn vòng bảng
Thành tích tại vòng bảng của EDG là xếp thứ 2 bảng B, đứng sau đối thủ trực tiếp trong trận chung kết này của họ – Royal Never Give Up 1 trận thắng. Trong lối chơi của EDG, họ thường đổi đường tập trung tài nguyên cho xạ thủ Deft, rồi dựa vào khả năng gánh đội lúc đầu trận của Clearlove để tạo áp lực lên bản đồ. Cách đánh này khá hiệu quả nhưng cũng là con dao hai lưỡi khi họ phụ thuộc vào người đi rừng lão luyện này quá nhiều. Nếu Clearlove không thể hiện tốt, EDG sẽ dễ dàng để bị thua trận.
Nhìn vào bảng thông số, chúng ta rất dễ dàng nhận thấy khả năng gánh đội của Clearlove, 8.4 KDA là chỉ số rất ấn tượng. Với bộ tướng sử dụng rộng (11 con), lại có thể sử dụng tốt cả những tướng gây sát thương lẫn chống chịu, EDG đã không sai khi đặt niềm tin lên tuyển thủ này.
Dựa vào lối chơi của EDG thì phần trăm số mạng hạ gục của bộ đôi đường dưới là rất chính xác khi họ đóng góp 79.4% và 77.2%. FirelOli và Athena cũng đã được thử sức trong 1 số trận đấu của EDG nhưng có lẽ độ hiệu quả là không cao (FirelOli chỉ có KDA là 0.8, còn Athena chỉ có 50% tỉ lệ thắng trong 10 lần ra quân).
Giai đoạn Playoffs
Với việc đứng thứ 2 bảng B, EDG phải bắt đầu vòng Playoffs từ trận tứ kết. Tại đây, họ đối đầu với Snake Esports, đối thủ đã thắng EDG 2-1 ở giai đoạn lượt về của vòng đấu bảng trong năm 2016. Nhưng ở lần gặp nhau này, EDG đã có sự trả thù ngọt ngào khi họ đánh bại SS với tỉ số 3 trắng ở loạt Bo5. Ở trong cả 3 trận, EDG đều áp đặt được lối chơi lên SS. Riêng trận 1 và trận 2, SS chỉ giết được tổng cộng 4 mạng (trong trận 1 chỉ hạ gục được đúng 1 lần). Ở trận đấu thứ 3 cũng là cơ hội cuối cùng của SS để cứu vãn lại trận tứ kết, dù đã rất cố gắng ở giai đoạn đầu khi Tank với TF có được triple kill từ rất sớm, SS cũng không thể giữ được lợi thế quá lâu và cũng chỉ níu được trận đấu kéo dài đến phút thứ 33.
Có được chiếc vé vào vòng bán kết, tưởng chừng người hâm mộ sẽ được chứng kiến màn đọ sức nảy lửa giữa EDG và QG, thì kết quả lại là chiến thắng 3-0 “lãng xẹt” cho EDG. Do nội bộ lục đục, QG đã không đủ người để tham gia vào trận bán kết và đã bị xử thua. EDG tiến vào trận chung kết gặp RNG.
Đường trên – Tong “Koro1” Yang
Ở thời điểm này 1 năm trước, người viết bài cho rằng Koro1 là người đi đường trên số 1 thế giới với màn trình diễn không thể chê vào đâu được tại MSI 2015. Tuy nhiên, chấn thương đã khiến Koro1 mất phong độ khá nhiều. Nhưng đó cũng không hẳn là vấn đề lớn đối với EDG ở vào thời điểm hiện tại. Cho dù chỉ còn là cái bóng của chính mình, Koro1 vẫn có ảnh hưởng không nhỏ trong những pha giao tranh của EDG. Meta đường trên hiện nay cũng khá giống với năm ngoái khi chỉ cần chơi những vị tướng chống chịu và đem lại lượng khống chế cần thiết trong giao tranh là đủ. Ở điểm này, Koro1 vẫn có thể làm tốt nhiệm vụ của mình khi toàn bộ vị tướng anh ta chơi đều có xu hướng như vậy.
Đi rừng: Ming “ClearLove” Kai
Không cần phải suy nghĩ nhiều, chỗ dựa vững chắc cho toàn đội chính là Clearlove. Phong độ ổn định, kinh nghiệm dày dạn cùng với khả năng thích ứng meta chính là điều khiến Clearlove vẫn có thể tồn tại sau 6 mùa của Liên Minh Huyền Thoại. Khả năng gây áp lực lên toàn bản đồ và kiểm soát mục tiêu lớn của Clearlove cũng là rất tốt. Có thể nói tuyển thủ này là một người đi rừng mẫu mực mà các người chơi khác nên học tập.
Như đã nói ở trên, người nắm giữ KDA cao nhất ở EDG chính là Clearlove. Các tuyển thủ RNG nên cấm đi con bài Graves trong tay của Clearlove khi trong 10 lượt chọn, tỉ lệ thắng của “Kẻ ngoài vòng pháp luật” là 90% với KDA là 14.4.
Đường giữa: Heo “PawN” Won-seok
Cũng là 1 nạn nhân của những chấn thương, Pawn “mập” 1 tay solo kill Faker ngày nào cũng không thể giữ vững được phong độ tốt nhất. Nhưng nếu không có Pawn, EDG sẽ chẳng thể có được như ngày hôm nay. Việc thử nghiệm Athena là không hề có hiệu quả. Chỉ khi Pawn quay trở lại, người hâm mộ mới có thể yên tâm vào vị trí đường giữa của EDG. Cho dù là những sát thủ như Zed, Leblanc hay những con bài mang thiên hướng hỗ trợ cho Deft như Lulu và Twisted Fate. Pawn đều thể hiện rất tốt với KDA ấn tượng. Chơi 14 vị tướng khác nhau tính đến thời điểm này của mùa giải, Pawn có thể phù hợp với mọi loại đội hình mà HLV đưa ra.
Đường dưới – xạ thủ Kim “Deft” Hyuk-kyu
Deft chính là một mẫu xạ thủ hoàn hảo, một tuyển thủ rất biết cách chơi trong giao tranh. Đây chính là lý do vì sao mọi tài nguyên đều được nhường cho Deft. Anh chàng này sở hữu 79.4% mạng đóng góp cho EDG. Ở mùa này, Deft đã sử dụng nhiều nhất 2 vị tướng xạ thủ hợp meta số 1 là Lucian và Sivir khá thành công khi trong 9 lần cầm “Kẻ thanh trừng”, tỉ lệ thắng của EDG là 88.9% (với KDA là 7.1), còn trong 7 trận cầm Sivir là 100% tỉ lệ thắng với KDA là 11.4.
Đường dưới – Hỗ trợ Tian “Meiko” Ye
Nhắc đến Deft không thể bỏ qua sự đóng góp không nhỏ của Meiko. Meiko không phải là một người chơi hỗ trợ có khả năng tạo đột biến, mà nhiệm vụ chính của anh chàng này là “bảo mẫu” cho Deft. Đây chính là lý do tại sao Meiko thường chơi những vị tướng hỗ trợ chống chịu và bảo kê mạnh như Alistar và Braum. Trong 38 trận ra quân, Meiko đã chơi tổng cộng 13 trận với Alistar và 12 trận với Braum. 77.2% là số phần trăm mạng tham gia gục của Meiko – chỉ đứng sau Deft – đã cho thấy sự “quấn quít” của bộ đôi đường dưới là khăng khít thế nào khi một người che chắn còn một người thì xả đạn rất nhiệt.
Hướng tới trận chung kết
Trận chung kết “trong mơ” giữa 2 đội tuyển EDG và RNG sẽ là 1 kèo đấu cân khi ở trong giai đoạn vòng đấu bảng, 2 đội đều thi đấu ăn miếng trả miếng rất nảy lửa. Tuy vậy, trong một kèo đấu Bo5, kể cả khi thắng 2-0 cũng có thể bị lật ngược tình thế, ngôi vương sẽ chỉ giành cho kẻ có bản lĩnh, kinh nghiệm và khát khao chiến thắng cao hơn mà thôi.
Trận chung kết LPL sẽ được tường thuật trực tiếp trên sóng của VETV (http://vetv.vn) vào lúc 14h00 ngày 23/04/2016, các bạn hãy nhớ chú ý đón xem.
Bài cùng chuyên mục