Call of Duty: WWII và câu chuyện về Sư đoàn 1 (Phần 1)

Trong Call of Duty: WWII, chúng ta đã được làm quen với Sư đoàn Bộ binh Số 1 của lực lượng quân đội Hoa Kỳ, một đơn vị đã chính thức bước sang tuổi thứ 100 trong năm nay

Tựa game Call of Duty: WWII của Sledgehammer Games đã ra mắt được một thời gian, và vẫn đang đón nhận những đánh giá tích cực. Game quay trở lại bối cánh đã làm nên sự nổi tiếng cho toàn thương hiệu, cũng là bối cảnh mà hãng Activision đã bỏ qua trong suốt gần một thập kỷ. Nhưng game không chỉ đơn thuần đưa người chơi trở lại khung cảnh Đệ Nhị Thế Chiến, mà nó còn mang đến cho người chơi những hình ảnh của Sư đoàn Bộ binh Số 1 của quân đội Hoa Kỳ. Câu chuyện trong game được kể lại thông qua góc nhìn của một chàng trai trẻ trong Sư đoàn Bộ binh đầu tiên của quân đội Mỹ, một đơn vị hoạt động đã bước sang tuổi đời thứ 100 trong năm nay. 

Sư đoàn Bộ binh 1 trong Call of Duty: WWII là Sư đoàn lâu đời nhất của quân đội Mỹ
Sư đoàn Bộ binh 1 trong Call of Duty: WWII là Sư đoàn lâu đời nhất của quân đội Mỹ

Điều đó đồng nghĩa với việc, đây là sư đoàn bộ binh "già" nhất trong lực lượng quân đội Hoa Kỳ. Đây cũng là tiền thân và là mô hình cho mọi Sư đoàn bộ binh sau này mà quân đội Mỹ đưa ra chiến trường kể từ khi bước sang thế kỷ 21. Những người lính trong Sư đoàn đã hoạt động liên tục kể từ Đệ nhất Thế chiến, và ngày nay vẫn còn một số người chủ động tham gia hoạt động trong các nhà hát trên khắp thế giới. Tại sự kiện E3 2017 diễn ra ở Los Angeles, ông Tolga Kart, giám đốc phát triển cấp cao của phần chơi chiến dịch trong Call of Duty: WWII, đã có những chia sẻ về trách nhiệm kể lại lịch sử của Sư đoàn Bộ binh số 1 trong game.

Tiến sĩ Paul H. Herbert, Giám đốc điều hành Bảo tàng First Division
Tiến sĩ Paul H. Herbert, Giám đốc điều hành Bảo tàng First Division

"Nó là một trách nhiệm khổng lồ." Ông nói. "Trước đây, có người đã từng hỏi tôi liệu đó là một lời chúc phúc hay một lời nguyền. Nó là một lời chúc phúc, mà trong đó chúng ta đã mang đến cho hàng triệu người chơi chưa từng khám phá điều này trước đây." Câu chuyện sau đây sẽ mang đến cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về lịch sử của Sư Đoàn Bộ binh số 1 trong Call of Duty: WWII, nhằm hiểu hơn phần nào về đơn vị mà chúng ta tham gia trong tựa game bắn súng mới nhất đến từ Sledgehammer Games. Mọi thứ bắt đầu từ cuộc nói chuyện giữa trang thông tin Polygon với Tiến sĩ Paul H. Herbert, giám đốc điều hành Bảo tàng First Division, và bản thân ông cũng là một đại tướng đã nghỉ hưu trong quân đội Mỹ.

Một mô hình xe tăng thuộc lực lượng Sư Đoàn 1 tại bảo tàng
Một mô hình xe tăng thuộc lực lượng Sư Đoàn 1 tại bảo tàng

Chuyển đổi mô hình

"Một sư đoàn là một khái niệm hoàn toàn hiện đại." Ông nói. "Nó là một khái niệm của quân đội thế kỷ 20, và vẫn tồn tại cho đến thế kỉ 21, đồng thời phản chiếu cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỷ 20." Trước sự ra đời của Sư đoàn Bộ binh 1 vào tháng 6 năm 1917, quân đội Mỹ chia thành các Trung đoàn. Mỗi Trung đoàn có khoảng 1000 người, được trang bị chủ yếu là súng trường, và được bổ sung với đội lính kị binh trên lưng ngựa. Chỉ huy và kiểm soát được hình thành theo một phong cách gần giống với thời trung cổ, với cờ và kèn trumpet vang lên để báo cho những người lính đó nơi họ phải đến. 

Ảnh minh họa một Trung Đoàn của quân đội Mỹ trước khi có Sư đoàn
Ảnh minh họa một Trung Đoàn của quân đội Mỹ trước khi có Sư đoàn

Ngược lại, Sư đoàn Bộ binh 1 thì lớn hơn. Khi mới thành lập, toàn bộ Sư đoàn có hơn 18.000 người. Nhưng ngoài quy mô, nó còn mang cấu trúc độc đáo của riêng mình. Sư đoàn 1 được xem là lực lượng "kết hợp vũ trang" đầu tiên và thực sự của quân đội Mỹ. Cốt lõi của đơn vị này là hàng nghìn người lính bộ binh truyền thống, nhưng chiến đấu bên cạnh họ là một thành phần hỗ trợ pháo binh chuyên dụng, hỗ trợ trên không, một hệ thống liên lạc và vận chuyển riêng. Đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội Mỹ nằm dưới quyền điều hành của một viên sĩ quan duy nhất với mọi thứ cần thiết để tiến hành chiến tranh hiện đại tự trị. 

Hình ảnh minh họa Sư Đoàn 1 của quân đội Mỹ
Hình ảnh minh họa Sư Đoàn 1 của quân đội Mỹ

Thách thức của đơn vị này chính là việc đảm bảo cho một lực lượng chiến đấu hùng hậu như vậy hợp tác với nhau, thường xuyên di chuyển quãng đường dài vượt khỏi tầm của tiếng kèn trumpet. "Thách thức cơ bản," ông Herbert cho biết, "là cách mà anh cố gắng đồng bộ hóa các Trung đoàn bộ binh tương tác với các Trung đoàn pháo binh." Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, các khẩu pháo đã không còn là những món vũ khí "bắn trực tiếp" nữa. Pháo binh khi đó đã có tầm bắn đủ dài để những người sử dụng không cần phải nhìn thấy kẻ thù mà họ bắn vào. Thay vào đó, đại bác nòng ngắn và những khẩu súng lớn khác được đặt lùi ra phía sau, ở một ví trí có thể gây ra những cú nổ lớn nhằm vào kẻ địch nhằm làm chúng suy yếu, tạo lợi thế cho bộ binh tiến công. Đó là một lối chiến đấu hoàn toàn mới, và chìa khóa nằm ở tọa độ cùng với việc canh thời gian bắn. 

Pháo binh trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Pháo binh đã được Sư Đoàn 1 tận dụng triệt để
Pháo binh trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Pháo binh đã được Sư Đoàn 1 tận dụng triệt để

Trên cả đỉnh cao

Thử thách đầu tiên của Sư đoàn 1 diễn ra vào ngày 28 tháng 5 năm 1918, gần một ngôi làng nhỏ của vùng Cantigny, nước Pháp. "Tôi thường nói với những sĩ quan ngày nay nhìn thật kĩ vào trận chiến đầu tiên trong lịch sử của sư đoàn," Herbert nói, "Anh thật sự có thể nhìn vào những mệnh lệnh được đưa cho Sư Đoàn 1. Nếu anh đưa tài liệu đó cho một sĩ quan quân đội ngày nay, họ sẽ nhìn vào nó và hiểu chính xác về nó. Tôi nghĩ nếu anh đưa nó cho Ulysses S. Grant (Đại tướng trong cuộc nội chiến Mỹ), ông ấy sẽ rất bối rối. Ông ấy sẽ không biết chính xác thì anh đang nói về cái gì."

Trận đánh đầu tiên của Sư Đoàn 1 diễn ra ở vùng Cantigny, Pháp
Trận đánh đầu tiên của Sư Đoàn 1 diễn ra ở vùng Cantigny, Pháp

Trong trận đánh Cantigny, một lực lượng quân Đức đã chiếm đóng một ngọn đồi nhỏ, và dùng nó như một điểm quan sát để phát hiện những điểm tập trung của quân Đồng minh. Một nhóm pháo binh trực thuộc Sư Đoàn 1 đã được đặt vào vị trí và tiến hành bắn phá những khẩu súng của quân Đức, đẩy lui chúng khỏi ngọn đồi. Nhờ điều đó, những người lính bộ binh của Mỹ đã thực hiện được cuộc tiến công cuối cùng sau một đợt bắn pháo được canh thời gian cẩn thận để có thể bắt kịp tiến độ của họ. Bằng việc chiếm lấy vị trí của quân Đức, người Mỹ đã đánh lui nhiều đợt phản công, với sự hỗ trợ của pháo binh Pháp, máy bay và xe tăng. Đó là một cuộc chiến nhỏ, nhưng đã chứng minh cho các đồng minh châu Âu thấy rằng, người Mỹ biết cách đánh nhau.

Hình ảnh lính Pháp tập luyện cùng Trung đoàn 26 thuộc Sư đoàn 1 của quân đội Mỹ
Hình ảnh lính Pháp tập luyện cùng Trung đoàn 26 thuộc Sư đoàn 1 của quân đội Mỹ

"Hãy đặt mình vào vị trí của những người sĩ quan lên kế hoạch đó," ông Herbert nói. "Toàn bộ mọi thứ - xe tăng, máy bay, súng máy - đó là sự rực rỡ, công nghệ cao trong thời đại của họ. Nó xa lạ với họ cũng như công nghệ nano và chiến tranh công nghệ vậy. Nó thật sự là một bước ngoặt. Và Sư đoàn đã chiến đấu rất tốt. Nó đã thành công ở trận Cantigny, và thành công trong toàn bộ những cuộc chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, cũng như với 48 Sư đoàn khác mà chúng ta đã gửi cho Pháp." Ông Herbert đã chỉ ra nhiều nhân vật nổi bật trong Sư đoàn 1, trong số đó là Robert Bullard, vị tổng tư lệnh thứ hai của đơn vị, cũng là người chịu trách nhiệm chính trong trận chiến tại Cantigny. 

Call of Duty: WWII và câu chuyện về Sư đoàn 1 Phần 1  9
Tổng Tham mưu Theodore Roosevelt Jr. và chiếc xe chỉ huy "Rough Rider" của ông

Bên dưới Bullard là một sĩ quan tài năng khác, George C. Marshall, người mà sau này đã trở thành chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ, cũng là người đã vẽ nên Marshall Plan (Kế hoạch Marshall), vốn được dùng làm công cụ để xây dựng lại châu Âu sau Chiến tranh Thế giới lần 2. Một chỉ huy có tầm ảnh hưởng khác trong Sư đoàn 1 vào thời điểm đó là Theodore "Ted" Roosevelt Jr., con trai của Tổng thống Theodore Roosevelt. Herbert mô tả ông là một người đàn ông có tình cảm chân thành với tất cả những người phục vụ dưới quyền ông ấy. Roosevelt Jr. cũng chính là người đã chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 26 của Sư Đoàn 1 trong trận Cantigny, và là người đã giúp đập tan cuộc phản công đầu tiên của quân Đức vào ngày hôm đó. Đó cũng là người đã tái gia nhập Sư Đoàn 1 ngay từ những ngày đầu của Chiến tranh thế giới lần 2.

(Còn tiếp...)

Theo Thanhnien.vn

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang