Tính thực tế của chiến trường trong For Honor (Phần 1)

For Honor mang đến cho chúng ta cảm giác chiến trường thực tế hơn bao giờ hết

Một tựa game chặt chém sống hay chết là do hệ thống chiến đấu của nó. Với một số game, hệ thống chiến đấu tập trung vào việc tiêu diệt hàng hàng lớp lớp kẻ thù trên những chiến trường rộng lớn. Số khác tập trung vào kinh nghiệm chặt chẽ, thỉnh thoảng mang đến những trận đánh xáp lá cà đòi hỏi kĩ năng của người chơi. Điều này nhấn mạnh việc trận chiến là điều tạo nên hình ảnh của một tựa game chặt chém. Tựa game For Honor của Ubisoft mang đến cảm giác như các tựa game Dark Souls, chú ý đến từng chi tiết, cần phản xạ nhanh và khéo léo.

Tính thực tế của chiến trường trong For Honor Phần 1

Đến với For Honor, nhiệm vụ của bạn không chỉ là giết tất cả kẻ địch nhanh nhất có thể, và nó cũng không mang tới cảm giác của những tựa game chặt chém thông thường, đặc biệt là khi người chơi tham gia vào hệ thốg chơi phối hợp đội 4 người. Bạn sẽ vẫn chặt chém, nhưng không đơn thuần là bấm hàng loạt phím. For Honor yêu cầu bạn làm 2 việc: Hiểu chiến trường, và hiểu kẻ thù. Hiểu được kẻ thù bao gồm quan sát những chiến thuật và cách di chuyển của đối phương, cẩn thận "đánh dấu" kẻ nào đi đâu, kẻ nào điều khiển lớp nhân vật nặng nề, và kẻ nào là mục tiêu dễ dàng. Và khi bạn đã khóa vũ khí và kẻ thù của bạn đến đủ gần, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy đôi mắt chúng xuyên qua lớp mũ phòng vệ.

Tính thực tế của chiến trường trong For Honor Phần 1  2

Trong For Honor, bạn sẽ có 12 nhân vật để chọn từ 3 chủng tộc: Knight, Viking và Samurai. Mỗi nhân vật có hệ thống vũ khí và phong cách chiến đấu riêng, cũng như một nguồn gốc xuất thân tạo nên sự độc nhất của chính họ trên chiến trường: Nhóm nhân vật Vanguard thiên về lớp nhân vật hạng nặng; Assassin tỏ ra nhẹ hơn khi di chuyển và chiến đấu, thích hợp để hỗ trợ và đấu 1 chọi 1; và lớp nhân vật Hybird là nhóm lợi thế của For Honor, một dòng chiến binh với vô số cấp độ tấn công thích hợp cho những người chơi đang tìm kiếm một chiến thuật thích hợp.

Tính thực tế của chiến trường trong For Honor Phần 1  3

Sâu sắc hơn, mỗi nhân vật có bộ vũ khí và giáp trụ riêng, hình thức tấn công riêng, và cây tiến trình riêng. Về cơ bản, bạn không chỉ chơi như một Viking, Knight hay Samurai - bạn còn có 1 sự mở rộng của 12 lựa chọn độc đáo khác để làm chủ, với lượng vũ khí trải dài từ rìu lớn, đến kiếm và khiên, hay một cây chùy. Và những gì bạn nhặt được trong các trận đấu luôn gắn liền với loại tướng bạn chọ, vậy nên nếu bạn muốn thăng cấp Samurai của mình, bạn sẽ tìm được đúng thứ cần khi bạn muốn. Các nhân vật này thậm chí còn có thể hỗ trợ cho nhau dựa vào đặc điểm của riêng mình. Ví dụ, Samurai Kensei là một lớp nhân vật nặng nề, di chuyển chậm với một thanh kiếm dài của Nhật Bản. Đòn tấn công của ông rất mạnh nhưng phòng thủ lại yếu, đồng nghĩa với việc có sự hỗ trợ từ một lớp nhân vật nhẹ hơn sẽ rất tốt với KenseiRaider Viking có một cây rìu lớn, và là một lớp nhân vật hỗ trợ tốt nhất cho những nhân vật như Kensei.

Tính thực tế của chiến trường trong For Honor Phần 1  4

(Còn tiếp...)

LagVN

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Hai bom tấn anime isekai xác nhận ra mắt mùa 2 trong năm 2025: “Đệ Thất Hoàng Tử” và “Ẩm Thực Dã Ngoại Tại Dị Giới”

Hai bom tấn anime isekai xác nhận ra mắt mùa 2 trong năm 2025: “Đệ Thất Hoàng Tử” và “Ẩm Thực Dã Ngoại Tại Dị Giới”

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Năm 2025 tiếp tục là năm bùng nổ của dòng anime isekai (xuyên không) khi hai cái tên đình đám là “Chuyển Sinh Thành Đệ Thất Hoàng Tử, Tôi Quyết Định Trau Dồi Ma Thuật” và “Ẩm Thực Dã Ngoại Tại Dị Giới Với Kỹ Năng Không Tưởng” đồng loạt xác nhận sẽ trở lại với mùa 2 cùng loạt thông tin mới khiến fan háo hức.

Giải trí
Văn Hóa Hầu Gái Ở Nhật Bản Là Gì? Nét Văn Hóa Đặc Sắc Từ Xứ Sở Anh Đào

Văn Hóa Hầu Gái Ở Nhật Bản Là Gì? Nét Văn Hóa Đặc Sắc Từ Xứ Sở Anh Đào

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Trang phục “hầu gái” không chỉ là biểu tượng trong các quán cà phê cosplay ở Nhật Bản mà còn là một hiện tượng văn hóa đặc sắc, mang theo lịch sử hình thành và phát triển kéo dài hơn một thế kỷ. Họa sĩ Ray Tatsumi, người có nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực này, đã công bố biểu đồ chi tiết nguồn gốc và sự biến đổi của trang phục hầu gái từ thế kỷ 19 đến nay.

Giải trí
Lên đầu trang