Với tình hình dịch Covid-19 đang vô cùng căng thẳng thì top những ứng dụng dưới đây giúp bạn học và họp online đơn giản giống như Zoom
1. Join.me
Join.me là một trong những công cụ đơn giản nhất, giúp bạn liên kết và tổ chức các cuộc họp mặt. Điểm thú vị của Join là cho phép người sử dụng kết nối cuộc trò chuyện với chất lượng âm thanh tốt nhất (hỗ trợ người dùng trong lãnh thổ Hoa Kỳ).
Join.me hỗ trợ một số chức năng đáng chú ý, như cho phép người chủ trì chia sẻ màn hình thuyết trình tới số lượng lớn người tham gia cuộc họp. Với Mobile Whiteboard, người tham gia vừa có quyền thêm người tham gia vào cuộc họp, vừa kiểm tra các hoạt động xung quanh cuộc họp ngay trong 1 màn hình chính.
Với one-click scheduling, bạn có thể sắp xếp lịch trình cuộc họp chỉ bằng những thao tác đơn giản. Quan trọng, join.me còn cung cấp giải pháp tổ chức sự kiện trực tuyến cho người dùng sử dụng các thiết bị di động thông minh, dành cho các hệ điều hành Android hay iOS.
Join.me Miễn phí cho 10 người tham gia vào cuộc họp. Với số lượng tham gia nhiều hơn, bạn có thể lựa chọn gói phù hợp với giá $10 – $20 – $30 mỗi tháng.
2 Skype
Skype là phần mềm rất nổi tiếng cho phép nhắn tin, thực hiện các cuộc gọi thoại (Audio call) hoặc cuộc gọi hình (Video call) miễn phí. Thời gian gần đây, Skype đã bổ xung tính năng cho phép thực hiện các cuộc gọi nhóm có hình (Group Video Call) có thể ứng dụng trong các cuộc họp trực tuyến nhỏ.
Sử dụng
Vì đã quá phổ biến, Skype hỗ trợ hầu hết các nền tảng từ Computer đến Mobile, Tablet hay thậm chí cả TV, máy chơi game Xbox
Với tài khoản miễn phí, bạn có thể sử dụng tối đa 100 giờ / tháng, 10 giờ / ngày và 4 giờ / cuộc họp. Khi dùng quá thời gian giới hạn, cuộc họp của bạn sẽ tự động chuyển sang chế độ cuộc gọi thoại bình thường.
Skype không đề cập đến số người tối đa có thể tham gia cuộc họp, tuy nhiên lại khuyến nghị người dùng không nên họp quá 5 người. Thực tế vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào lượng người đang sử dụng tính năng này của Skype và đường truyền Internet ra quốc tế (do server của Skype đặt ở nước ngoài).
Hiệu năng
Về chất lượng thoại thì có lẽ không cần nói nhiều, Skype sử dụng bộ codec SILK do Skype tự phát triển cho chất lượng rất tốt. Về hình ảnh, Skype sử dụng chuẩn mã hóa mở VP8 do Goole phát triển và H.264. Đây là hai chuẩn khá phổ biến nên cũng không có gì khác biệt so với các phần mềm khác.
3. Google Hangout
Google Hangout là một tiện ích đi kèm với Google plus. Người dùng có thể sử dụng ngay tài khoản Gmail của mình để sử dụng.
Sử dụng
Google Hangout có thể chạy trực tiếp trên trình duyệt Chrome nên bạn có thể sử dụng với bất kỳ loại máy tính nào. Trên di động, Google Hangout hỗ trợ 2 nền tảng phổ biến là iOS và Android. Tất nhiên, vì là con đẻ của Google, Google Hangout chạy tốt nhất trên các thiết bị Android.
Giống như đa số các dịch vụ khác của Google, Hangout hoàn toàn miễn phí. Với giới hạn tối đa 10 người trong các cuộc gọi Group Video Call, Hangout có thể đáp ứng được hầu hết các cuộc họp trực tuyến nhỏ. (Thực tế các dịch vụ miễn phí hiếm khi đảm bảo được chất lượng khi họp quá 5 người).
Hiệu năng
Google có bộ mã hóa hình ảnh mã nguồn mở VP8 của riêng mình. Tuy nhiên, Google lại sử dụng bộ mã hóa độc quyền của Vidyo. Đây là công nghệ ứng dụng tiêu chuẩn H.264-SVC mới cho khả năng sửa lỗi tốt hơn và có khả năng thích ứng với các đường truyền chất lượng thấp như 3G.
Chất lượng hình ảnh của Google Hangout tương đối tốt, đặc biệt là nhưng nơi Interet chất lượng chưa cao như Việt Nam. Tuy nhiên việc phần mềm chạy dưới dạng add-in của Browser cũng có nhiều hạn chế về tính năng, cũng như không khai thác hết được hiệu năng của các loại máy tính cấu hình cao.
4. TrueConf Online
TrueConf là một nhà cung cấp phần mềm Hội nghị truyền hình hàng đầu của Nga. Hòa theo xu thế đám mây của thế giới, TrueConf cũng đưa ra dịch vụ TrueConf Online dựa trên nền tảng TrueConf Server của mình.
Sử dụng
TrueConf cũng hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành trên máy tính và di động, đồng thời hỗ trợ WebRTC trên trình duyệt Chrome và Firefox.
TrueConf Online chỉ cho phép miễn phí tối đa 3 điểm. Bạn có thể mở rộng lên đến 250 điểm, nhưng tất nhiên là phải trả thêm tiền. TrueConf cũng cho phép người dùng tải phần mềm máy chủ để tự cài đặt một hệ thống Hội nghị truyền hình dùng riêng.
TrueConf có 4 chế độ họp cho các mục đích khác nhau: Cuộc gọi hình (độ phân giải đến fullHD), Hội nghị truyền hình đa điểm, Lớp học trực tuyến, Phòng họp ảo (độ phân giải 4K).
Hiệu năng
TrueConf Online cho chất lượng hình ảnh rất tốt. Bạn có thể thấy nó khá giống Google Hangout. Bởi vì TrueConf cũng sử dụng bộ mã hóa H.264-SVC trên VP8. Tuy nhiên do là dịch vụ có phí nên chất lượng được đảm bảo hơn. Nếu bạn là một doanh nghiệp, cần bảo mật và độ ổn định, bạn nên cài đặt TrueConf trên máy chủ riêng của mình và mua 1 licence vĩnh viễn hoặc từng năm một.
5. Facebook Workplace
Workplace là ứng dụng di động và ứng dụng web được thiết kế nhằm mục đích duy trì kết nối các thành viên trong team.
Dịch vụ này còn được gọi là Facebook Work, cung cấp các tính năng giống như Facebook Groups, Facebook Messenger, được tích hợp cả cuộc gọi video, truy cập profile mạng xã hội, events và công cụ live video.
Workplace kết hợp công nghệ thế hệ mới với những tính năng dễ sử dụng để chuyển đổi cách giao tiếp, văn hóa và quy trình công việc trong các tổ chức thuộc mọi loại hình, quy mô và ngành nghề. Do đó, bạn có thể gia nhập vào guồng phát triển.
Các tính năng ở bản miễn phí (Standard):
Nhắn tin tức thời
Chat video & Gửi tin nhắn hàng loạt
Cộng tác theo nhóm hoặc dự án
Phát video trực tiếp
Cuộc gọi thoại và video (máy tính và thiết bị di động)
Ứng dụng Workplace và Work Chat (iOS/Android)
Tính năng gọi video nhóm trên Workplace có thể sử dụng được ở bản Standard
Với bản trả phí (Premium) là 3 usd/người/tháng bạn có thêm các tính năng:
Quyền kiểm soát quản trị để quản lý cộng đồng
Công cụ theo dõi để quản lý cộng đồng
API dành cho tiện ích tích hợp và bot tùy chỉnh
Hỗ trợ Đăng nhập một lần (SSO), Active Directory
Tích hợp với G Suite, Okta, Windows Azure AD, v.v.
6. eMeeting.vn
eMeeting là dịch vụ họp trực tuyến miễn phí được phát triển bởi BKAV, với nhiều chức năng như trình chiếu slide, chia sẻ màn hình.
Để sử dụng dịch vụ này, các doanh nghiệp, tổ chức chỉ cần thiết bị đơn giản sẵn có như máy tính, webcam và loa, sau đó truy cập eMeeting.vn bằng tài khoản Gmail hoặc Facebook là đã có thể họp trực tuyến.
Theo Bkav, eMeeting là một dịch vụ họp trực tuyến chuyên nghiệp với các tính năng như trình chiếu slide, hiện bảng vẽ, chia sẻ màn hình, ghi lại cuộc họp,… và cho phép kết nối lên tới 99 điểm cầu với âm thanh, hình ảnh chất lượng cao.
Bạn có thể trải nghiệm dịch vụ tại website: https://emeeting.vn/emeeting/login
7. Mikogo.com
Mikogo là một ứng dụng hỗ trợ tổ chức sự kiện đắc lực, cho phép số lượng người tham gia lên tới 25 người trong thời gian thực. Chức năng Switch Presenter cho phép bất kỳ người tham gia nào cũng có thể trở thành người phát biểu, và chia sẻ màn hình thuyết trình của họ cho những người tham gia còn lại.
Mikogo cung cấp giải pháp tổ chức họp văn phòng với audio và video chất lượng cao. Mikogo tổ chức cuộc họp dựa trên nền tảng VoIP, cho phép người dùng download toàn thể nội dung cuộc họp, và chia sẻ với những người dùng khác. Với tính năng Application Selection, màn hình chỉ còn hiện nội dung hình ảnh của cuộc họp, những app khác trên máy tính sẽ được ẩn đi.
Công cụ cho phép bạn upload và chuyển file cho các thành viên tham gia ngay trong cuộc họp. Với Annotation Tool, bạn có thể lựa chọn những nội dung nổi bật của cuộc họp, giúp cho người tham gia nắm bắt được nội dung của cuộc họp (mà không cần phải theo dõi toàn thể nội dung, vốn đã khá dài).
Bản miễn phí cho phép 2 người tham gia vào cuộc họp (giống 1 người chủ trì, và 1 khách). Để sử dụng chức năng cao cấp, người dùng trả $16/tháng.
8. ClickMeeting
Chỉ với thao tác đăng ký đơn giản, người dùng có thể tổ chức cuộc họp, và chỉnh sửa lời mời ngay trong chốc lát. Điều thú vị của công cụ này, chính là chức năng thông báo các diễn biến chính của cuộc họp, tương tự giao diện “tường” của Facebook.
Một khi đã tập hợp đủ số lượng người tham gia, bạn hoàn toàn có thể chủ trì một cuộc họp trực tuyến ra trò.
Một trong những tính năng độc đáo khác của ClickMeeting là công cụ thiết lập các slide trình bày (kiểu powerpoint), giúp thu hút được sự chú ý của người xem. Bên cạnh tính năng ghi lại nội dung cuộc họp, đưa ra các phân tích chuyên sâu, ClickMeeting còn cung cấp người dùng chức năng dịch đoạn chat. Đây là chức năng nổi bật nhất của ClickMeeting.
Giống những công cụ khác, ClickMeeting cho phép người dùng chia sẻ file ngay trong thời gian diễn ra cuộc họp, cung cấp feedback để bạn nâng cao chất lượng cho buổi họp lần sau, và cung cấp giải pháp họp trực tuyến cho các nền tảng thiết bị di động.
Giá bán: Từ $25 – $35 mỗi tháng.
9. GatherPlace
GatherPlace là công cụ tổ chức họp trực tuyến với giao diện trực quan, cho phép người chủ trì được chia sẻ toàn bộ màn hình thuyết trình, hoặc một phần màn hình cho những người tham gia cuộc họp. Sự nổi bật này đến từ chiến lược xây dựng công cụ họp trực tuyến dựa trên giao diện mang màu sắc của một trình duyệt web thực thụ. GatherPlace hỗ trợ cuộc họp với số lượng người tham gia lên tới 200 người, thích hợp cho cuộc họp với số lượng người tham gia lớn.
GatherPlace cho phép bạn sắp xếp lịch trình cuộc họp, tương tác với bất kỳ người tham gia nào sử dụng tính năng chat trên GatherPlace khi cuộc họp diễn ra.
Một trong những tính năng nổi bật của GatherPlace đó chính là lock your conference (khóa cuộc họp), ngăn sự gián đoạn từ bên ngoài. Khi cuộc họp kết thúc, người chủ trì được cung cấp bản báo cáo và theo dõi số lượng người tham gia cuộc họp. GatherPlace cung cấp phần mềm dành cho người dùng hệ điều hành Windows, macOS và Linux.
Giá bán: $29 – $404 mỗi tháng.
10. GoToMeeting
GoToMeeting là một công cụ tương tác, cho phép người dùng tạo khảo sát ngay trong quá trình tổ chức cuộc họp, nhằm giúp người chủ trì tương tác tốt hơn với các đối tượng tham gia cuộc họp. Ngay trước khi cuộc họp diễn ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ bổ trợ để diễn tập trước cho bài thuyết trình. Trong khi diễn ra cuộc họp, bạn có thể ghi hình lại để phục vụ cho các hoạt động hậu họp hành.
Công cụ này cho phép bạn dễ dàng mời những người khác tham gia vào cuộc họp, thông qua các email template có sẵn.
Với mỗi cuộc họp, bạn có những công cụ khác nhau để tùy chỉnh background của cuộc họp, thêm logo, tên doanh nghiệp,… Công cụ này có tính bảo mật cao, thông qua hệ thống bảo vệ tiêu chuẩn SSL.
Bạn còn có thể chia sẻ các tài liệu cho người tham gia cuộc họp, nhận thống kê các thông số có liên quan tới cuộc họp, và tích hợp một số những tính năng CRM dành cho các nhà quản trị.
Giống như các công cụ khác, GoToMeeting cung cấp giải pháp họp trực tuyến cho người sử dụng các thiết bị di động như Android hay iOS.
Giá bán: từ $89 mỗi tháng.
11. AnyMeeting
AnyMeeting cũng là một công cụ hỗ trợ họp trực tuyến hữu ích, cho phép tự tạo mẫu đăng ký tham gia cuộc họp, tạo email marketing, tích hợp công cụ CRM, và thậm chí còn tích hợp Zapier (một ứng dụng phục vụ quản trị hoạt động marketing tự động). Với chức năng này, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp lịch trình, tự động thực hiện các hoạt động marketing theo chủ đích của bạn.
Một trong những tính năng nổi bật của AnyMeeting là hỗ trợ cùng một lúc 6 người thuyết trình trong cuộc họp. Với tư cách là người tham gia cuộc họp, bạn hoàn toàn có thể đặt câu hỏi cho người thuyết trình, thể hiện đánh giá của bản thân về cuộc họp thông qua emoji, và tổ chức khảo sát người tham gia ngay trong cuộc họp.
AnyMeeting cho phép bạn tổ chức cuộc họp với số lượng khán giả lên tới 1000 người. Cũng giống các công cụ hội thảo khác, AnyMeeting cho phép bạn ghi hình lại cuộc họp, hỗ trợ các nền tảng di động như iOS và Android.
Giá bán: Từ $78/người/tháng
12. Cisco WebEx
Cisco WebEx cung cấp cho bạn giải pháp tổ chức cuộc họp trực tuyến, với giao diện đơn giản, dễ nhìn.
Chỉ bằng một cú click chuột, bạn hoàn toàn có thể ghi lại nội dung của cuộc họp, và chia sẻ tới người tham gia cuộc họp thông qua các kênh truyền thông của Cisco WebEx.
Công cụ này hỗ trợ số lượng người tham gia hội thảo lên tới 200 người. Một số tính năng nổi bật của công cụ này bao gồm: chat trực tuyến với người tham gia thông qua công cụ in-meeting chat. Các thông số thống kê cũng sẽ được WebEx cung cấp tới người tổ chức cuộc họp.
Thêm vào đó, công cụ WebEx có hệ thống bảo mật an ninh vững chắc, giúp nội dung cuộc họp của bạn không bị tiết lộ ra bên ngoài. WebEx còn tích hợp các ứng dụng văn phòng như Office của Microsoft, giúp bạn tiện lợi trong việc truyền tải nội dung bạn muốn thuyết trình.
13. Adobe Connect
Adobe Connect là một công cụ hỗ trợ hội thảo trực tuyến đa nền tảng. Tận dụng các thế mạnh của Adobe, Connect cho phép người dùng tự xây dựng bản đánh giá và phân tích số liệu thống kê theo ý muốn.
Công cụ này cho phép hỗ trợ cuộc họp với số người lắng nghe và tham dự lên tới 1000 người. Để tăng hiệu quả của hội thảo, Adobe cung cấp các công cụ quản trị tương tác của người dùng đối với nội dung cuộc hội thảo. Adobe Connect cho phép số lượng người thuyết trình cùng 1 lúc lên tới 4 người, phù hợp cho các cuộc thảo luận và tranh luận giữa các bên có ý kiến trái chiều nhau.
Điểm mạnh của Adobe Connect chính là khả năng diễn tả các nội dung báo cáo dưới dạng trực quan sinh động, giúp người dùng hiểu thêm thông điệp người thuyết trình muốn truyền tải tới khán giả.
Giá bán: $150 – $580 hàng tháng.
13. VSee
Khác với các phần mềm họp trực tuyến hiện nay, VSee khá đặc biệt khi sử dụng mô hình kết nối peer-to-peer thay cho các máy chủ trung tâm. Các phần mềm trên máy tính của người dùng sẽ gửi nhận hình ảnh trực tiếp với nhau.
Sử dụng
Về lý thuyết, do sử dụng mô hình kết nối peer-to-peer, VSee có thể mở rộng không giới hạn về số điểm tham gia cuộc họp. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc rất nhiều vào cấu hình máy tính của bạn. Việc máy tính phải tự xử lý tất cả các kết nối có thể dẫn đến quá tải nếu có quá nhiều điểm cầu cùng tham gia. Một nhược điểm nữa là bạn không thể điều khiển được cuộc họp, vì vậy nó phù hợp các các cuộc workshop, làm việc nhóm.
VSee hiện chưa hỗ trợ Linux và iOS thì mới chỉ chạy trên Ipad chứ không hỗ trợ Iphone.
Hiệu năng
Tùy theo cấu hình máy tính và chất lượng đường truyền, VSee sẽ cho chất lượng rất khác nhau. Nhưng nhìn chung với những nhóm nhỏ khoảng 4-5 người, chất lượng hình ảnh tương đối tốt. VSee không công bố thông tin về bộ mã hóa âm thanh cũng như hình ảnh, nhưng có vẻ như họ tự viết một bộ mã hóa của riêng mình.